Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

E visa Vietnam

Vườn hồng leo triệu bông rực rỡ khoe hương sắc quanh năm ở Đắk Lắk


Một khu vườn rộn ràng hương sắc, đẹp mê hoặc với những giàn hồng leo rực rỡ luôn khiến những ai có dịp ghé thăm đều bất ngờ với tài chăm sóc hoa của chủ nhân.

Khu vườn được “hình thành” ngay từ cuối năm 2014, dù được ấp ủ dự định trồng hồng, thiết kế tiểu cảnh cho khu vườn từ rất lâu nhưng phải đến khi xây nhà, chị Trang mới có cơ hội để thực hiện ước muốn “Ngôi nhà hoa hồng” cho chính minh.

Bà mẹ hai con chia sẻ, chị yêu hồng từ thuở nhỏ, ngay từ lúc còn chưa lập gia đình, chị đã từng trồng hồng cắt cành để bỏ sỉ nên khi bắt tay vào việc trồng hồng, chị rất tự tin trải nghiệm những kinh nghiệm trồng hồng được mẹ dạy trong suốt 20 năm.


Hồng leo trắng nở rực rỡ trong vườn.



Con gái chị Diễm Trang cũng rất yêu vườn hồng của mẹ.



Hồng leo khỏe và khi nở hoa vô cùng rực rỡ.


Chị Trang còn thiết kế tiểu cảnh bể cá ngay trước nhà, cạnh những gốc hồng leo.

Khu vườn hiện tại của gia đình chị Diễm Trang có diện tích khoảng 150m2 với khoảng hơn 60 loài hồng. Trong khu vườn ấy, chị dành tình yêu đặc biệt cho các loại hồng leo.

Nổi bật nhất là những giống hồng leo khỏe, cành lá mọc um tùm, hoa nở từng chùm vô cùng đẹp mắt khoe sắc trong vườn như leo trắng Guardian Angel, Huntington, Leo trắng Đà Lạt, The wedgwood, Red Eden, cổ Huế, Alexandrine… Trong đó, cây lâu nhất là hồng ngoại Huntington và Sof được chị trồng từ 5/2015. Hai cây hồng phát triển vượt trội, sai hoa giúp không gian sống của gia đình đẹp ngọt ngào và rực rỡ.




Chị đặc biệt yêu hoa hồng leo nên trồng rất nhiều loài trong khu vườn của gia đình mình.



Góc bể cá tạo không gian lãng mạn, trong veo.




Chị Diễm Trang, chủ nhân của khu vườn hoa hồng.

Theo kinh nghiệm chăm sóc hồng leo, chị Trang chia sẻ, hồng leo ưa nắng và thích nơi thoáng đãng. Đặc biệt khung gốc luôn cần cố định có giàn để gốc vững giúp cât phát triển ổn định và lâu dài. Bên cạnh đó, đất cần tải tạo rộng và sâu hơn hồng bụi vì bộ rễ của hồng leo khỏe và phát triển mạnh.

Hồng leo không bệnh nhiều nhưng cần chăm sóc kỹ về lá cành. Chị Trang thường dành thời gian để cắt tỉa thường xuyên những cành già và cố định cành mới lên khung tạo tán, nuôi tán như mong muốn. Bởi theo kinh nghiệm của chị, tán càng to khỏe, hoa càng nhiều.








Chị Trang cho biết: “Tùy từng vùng nhưng hồng leo được ưu đãi cho vùng nóng và nắng nhiều, hoa lặp đều và hoa sai quanh năm ở miền Nam. Tuy nhiên do nhiệt độ cao ở mùa hè nên một số leo cánh nhiều, dày sẽ mau cháy cánh như Huntington, Bishop caster, sof... nên giảm vẻ đẹp và độ bền thì mình sẽ ưu tiên những giống cánh cứng chịu nắng như Cmp, Guardian, Frienship of stranger, Red eden, Souer emmanuell, Best impesion, leo trắng Đà Lạt…”

Để hồng leo luôn khỏe mạnh và sai bông, chủ nhân của khu vườn trong mơ nay chia sẻ, chị thường tỉa đồng loạt sau lứa hoa và uốn cành tạo vòm kích mầm. Trước tỉa chị thường bón bổ sung phân chuồng và xới gốc. Chị Diễm Trang thường sử dụng phân hữu cơ nên rất ít bỏ phân hoá học. Thỉnh thoảng chị bổ sung thêm vi lượng và tưới phân cá tự làm cho hoa hồng.





Mỗi đợt hồng nở, khu vườn nhà chị Diễm Trang đẹp như một bức tranh, ngọt ngào và lãng mạn. Khu vườn ấy là nơi để các thành viên có thể tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống khi sáng mai thức dậy, cả nhà chỉ cần mở cửa sổ, kéo rèm thật gọn gàng là đủ để ngắm nhìn một ngày mới rực rỡ và tươi vui khi ngắm nhìn khu vườn nhỏ xinh của gia đình.

Theo Đời sống tiêu dùng.
Read More

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

E visa Vietnam

Tự làm hồ cá mini tuyệt đẹp trong vườn khiến hàng xóm cũng phải khen nức nở


Bạn có thể nuôi cá, hay trồng cây xung quanh ao vườn, tạo thêm không gian xanh cho khoảng sân trống đơn điệu của nhà mình.

Nhà nhiều không gian, có sân vườn rộng rãi nhưng lại chẳng biết tận dụng làm gì, trồng cây, hoa thì không có thời gian chăm sóc vì công việc bận rộn. Vậy tại sao không tự tay tạo cho gia đình mình một không gian thư giãn và nghỉ ngơi đẹp như khu resort cao cấp ngay tại sân vườn nhà?



Bạn hoàn toàn có thể tự tay làm khu nghỉ dưỡng cao cấp tại gia như thế này.

Sân nhà có ao vườn có thể thả cá, cây cỏ xanh mát xung quanh,... không chỉ tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn mà còn tạo không gian thư giãn cho các thành viên trong gia đình. Nguyên vật liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản, không mất nhiều thời gian, bạn có thể tự làm ao vườn tuyệt đẹp theo các bước vô cùng dễ dàng dưới đây.

Chuẩn bị nguyên vật liệu:

- Dây thừng

- Tấm bạt nilong lớn

- Đá (Đá vôi hoặc đá lát đường)

- Dung dịch Clo

- Bộ lọc nước

- Các dụng cụ làm vườn và đồ vật trang trí khác.

Bước 1: Khoanh vùng mà bạn dự định tạo ao vườn, sử dụng dây thừng đã chuẩn bị sẵn để ngăn khu vực đó. Chiều dài của dây thừng phụ thuộc vào diện tích mà bạn muốn tạo ao vườn.



Bước 2: Dùng xẻng đào khu vực bạn định tạo ao vườn, và loại bỏ phần đất đi.



Bước 3: Trải tấm bạt hoặc nilon to làm lớp lót trên khu vực đất trống bạn vừa tạo, chú ý tấm bạt phải to hơn nhiều so với ao vườn.



Bước 4: Tiến hành bơm nước vào khu vực vừa tạo, tạo thành ao nước. Bạn không nên bơm đầy nước mà chỉ nên dừng lại khi nước ở mức 1 nửa.


Bước 5: Lắp đặt bộ lọc nước và có thể lắp nối vào vào phun nước trang trí theo lựa chọn của bạn.



Bước 6: Kiểm tra lại vòi bơm nước, bộ lọc và đặt thiết bị lọc nước xuống ao vườn mà bạn vừa tạo.



Bước 7: Thêm 1 nắp dung dịch Clo vào ao nước để làm sạch trước khi bạn có ý định thả cá, hay các loại cây, bèo trang trí ao nước.



Bước 8: Kéo phẳng tấm bạt nilong rồi dùng đá xếp xung quanh nhằm mục đích chặn nước không tràn ra ngoài và tấm bạt không bị kéo trượt xuống.


Thêm các vật trang trí và cây cỏ xanh mát theo ý thích, bạn đã sở hữu ao vườn sinh động và độc đáo, hoàn toàn khác biệt so với khu vườn trống trước đây.



Theo Eva
Read More

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

E visa Vietnam

Cách trồng rau mầm bằng giấy ăn

Trồng rau mầm bằng giấy ăn, đơn giản, đảm bảo độ sạch cho rau. Bạn có thể tham khảo một số kiến thức sau:


Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị hạt giống để trồng rau mầm bằng giấy ăn bạn nên chọn các loại hạt giống chuyên để trồng rau mầm và phải có nguồn gốc rõ ràng. (để đảm bảo không có chứa chất bảo quản).

Lần đầu mới trồng bạn nên chọn loại hạt giống to như các loại dưới đây: hạt giống rau mầm củ cải trắng, hạt giống rau mầm đậu xanh, hạt giống rau mầm đậu hòa lan, hạt giống rau mầm rau muống, hạt giống rau mầm hướng dương, hạt giống rau mầm đậu đỏ… vì đa phần những loại hạt to, cây sẽ cứng cáp hơn. 




Sau khi đã trồng thành thạo có thể trồng các loại hạt giống nhỏ như cải ngọt, lơ xanh… vì thông thường loại này cây lên hơi yếu, dễ nghiêng ngả.

Bước 2: Tiến hành thực hiện

Hạt giống để trồng rau mầm bằng giấy ăn được ngâm theo tỉ lệ 2 sôi-3 lạnh. Nếu như không cầu kỳ thì bạn cứ sờ thấy nước ấm ấm là được rồi. Lúc này hãy loại bỏ những hạt lép, nhỏ, sâu, bởi nó sẽ không nảy mầm hoặc nếu có nảy mầm thì không lớn nhanh hoặc giữa chừng thì cũng bị chết. Sau khi ngâm, bạn rửa hạt giống qua nước.

Tùy vào độ to, nhỏ của hạt giống mà thời gian ngâm khác nhau. Hạt củ cải trắng, đỏ, bạn ngâm 5-6 tiếng. Hạt rau muống, hướng dương để 10-12 tiếng.

Rải giấy ăn vào những khay và tưới đẫm nước. Sau đó gieo hạt lên trên và cũng tưới nước đẫm hạt.

Bước 3: Tưới nước hàng ngày


Nên tưới cứ 1-2 lần mỗi ngày. Mầm sẽ nhú lên dần dần và lượng nước cũng bắt đầu cần nhiều hơn. Nhưng đừng tưới nhiều quá sẽ khiến rau bị úng.

Để khay rau trong bóng tối và tránh ánh sáng từ 1 ngày đến 3 ngày tùy theo từng loại rau. Đừng lo rau bị vàng khi nào cho ra ánh sáng là rau sẽ xanh ngay.

Bước 4: Thu hoạch

Hướng dẫn trồng rau mầm bằng giấy ăn sau khi cho rau ra ánh sáng, rau sẽ xanh. Sau 7 ngày là bạn có thể thu hoạch được rồi. Bạn yên tâm vì tay không hề dính đất và khi rửa cũng rất nhanh. Bạn dùng kéo cắt bỏ gốc (giấy ăn) là được.


Read More

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

E visa Vietnam

Sữa thừa đừng đổ bỏ mà hãy đem tưới cây, kết quả bạn có được sẽ ngoài sức tưởng tượng

By     1 nhận xét:

Đây là một mẹo quá hay để bạn có thể giúp cây cối mình trồng tươi tốt, đẹp mắt hơn mà lại không quá tốn kém. Áp dụng ngay và chia sẻ mẹo trồng cây này đến mọi người bạn nhé.


Sữa rất tốt cho chúng ta nhưng bạn có biết rằng sữa cũng tốt với cây trồng không? Sử dụng sữa để làm một loại dinh dưỡng bổ sung cho cây là phương pháp đã được áp dụng từ bao đời nay rồi. Ngoài việc giúp cây tăng trưởng tốt, sữa còn giúp cây chống lại nhiều bệnh bởi sữa là một nguồn cung cấp canxi dồi dào. 

Ngoài ra, sữa còn chưa những protein có lợi khác, vitamin và đường vô cùng tốt cho cây, cải thiện sức khỏe cho cây, đồng thời tăng năng suất. Không chỉ vậy, các vi khuẩn ăn thành phần của sữa cũng rất có lợi cho đất trồng nữa.


Sữa thừa đừng đổ bỏ mà hãy đem tưới cây, kết quả bạn có được sẽ ngoài sức tưởng tượng 
(Ảnh: Internet)

Cũng như chúng ta, cây rất cần canxi để phát triển. Thiếu canxi, cây sẽ còi cọc, không phát triển tốt. Tưới cây với sữa sẽ giúp cây nhận được đủ độ ẩm và canxi, đồng thời là một cách hiệu quả để chống nấm, ngăn ngừa nấm mốc ở cây.

Bạn không cần phải sử dụng hộp sữa mới toanh để tưới cho cây. Tốt nhất nên dùng sữa đã hết hạn sử dụng, như vậy sẽ tiết kiệm và bạn cũng sẽ tránh được cảm giác phung phí nữa. Nếu con uống sữa tươi còn thừa, bạn cũng có thể dùng để tưới cho cây. Dĩ nhiên là bạn đừng đổ cả hộp sữa xuống đất mà nên pha với nước theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, cho vào bình xịt và xịt lên lá cây. Lá cây sẽ thẩm thấu chất dinh dưỡng từ sữa.


Bạn nhớ pha loãng sữa rồi mới tưới cho cây chứ đừng tưới sữa nguyên chất vào cây nhé. 
(Ảnh: Internet)

Ngoài ra, sau khi đã pha loãng sữa, bạn có thể tưới ở xung quanh gốc cây và rễ cây sẽ dần dần hấp thụ sữa. Vài tháng áp dụng một lần bạn nhé. Khi dùng sữa để bón cho cây, bạn lưu ý rằng đừng tham mà sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến hỏng cây (do vi khuẩn). Ngoài ra, chất béo trong sữa có thể gây ra mùi khó chịu khi phân hủy.

Đây là một mẹo quá hay để bạn có thể giúp cây cối mình trồng tươi tốt, đẹp mắt hơn mà lại không quá tốn kém. Áp dụng ngay và chia sẻ mẹo trồng cây này đến mọi người bạn nhé.

(Nguồn: Afamily, gardeningknowhow)
Read More

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

E visa Vietnam

Chồng làm việc nhà, chăm con, không quản bê cây bê đất lên sân thượng cho vợ trồng vườn hồng đẹp như mơ


Chắc rằng những người yêu hoa hồng sẽ dễ dàng bị ngẩn ngơ khi có dịp đến thăm và ngắm nhìn vẻ đẹp nên thơ và ngọt ngào của khu vườn trên cao này.

Ngắm nhìn những gốc hồng nở hoa rực rỡ, từng chùm khoe sắc đẹp cuốn hút, đa dạng trên sân thượng, ai cũng cảm thấy yêu khoảng trời bé nhỏ muôn đủ màu của cô giáo dạy nhạc Quỳnh Anh.

Chị Quỳnh Anh (31 tuổi) từng tốt nghiệp khoa Piano Học việc âm nhạc Quốc gia và hiện đang theo đuổi công việc đúng chuyên ngành tại một trung tâm dạy nhạc. Vốn yêu thích việc trồng cây, từ nhỏ chị đã luôn mơ ước có một khu vườn thượng uyển mini cho riêng mình.

Chị Quỳnh Anh cho biết, trước đây chị cũng từng đầu tư 2 lần để trồng cây nhưng do chưa biết cách chăm, thêm vào đó là công việc khá bận nên đều thất bại. Tuy nhiên ở thời điểm đó, chị chưa biết đến hồng, loài hoa mà chị yêu thích nhất.


Sân thượng hoa hồng của gia đình chị Quỳnh Anh ở khu tập thể.



Chị trồng chủ yếu là hồng ngoại.



Khoảng sân thượng chỉ 9m2 nhưng được vợ chồng chị khéo léo bố trí tạo nên không gian hoa hồng đẹp như mơ.


Vườn hồng khoe sắc đẹp như bài thơ trong nắng sớm.



Cách đây hai năm vô tình nhìn thấy những bông hồng ngoại đủ sắc màu được trồng ở Việt Nam khi lướt internet, chị đã dành thời gian tìm hiểu và biết được việc trồng hồng ngoại cũng khá phổ biến. Các giống cây đã được nhân rộng rất nhiều, phong phú về chủng loại. Động lực đã đến với chị khi đặt mua cây hồng đầu tiên – Cool Water về chăm thử.

Dần dần sau đó, những cây hồng cứ tăng “dân số”. Chị cũng cố gắng đọc, tra cứu, tìm hiểu cách chăm, các giống cây và đặc tính. Chị Quỳnh Anh kể, khi ấy hồng mua về trồng ở ban công, không đủ nắng, cùng với việc chưa có nhiều kinh nghiệm nên nhiều cây ra đi vì úng do tưới nước nhiều, đen thân khi sang chậu, xót phân… Có lúc cảm thấy nản chí khi dành nhiều thời gian nhưng do cách làm chưa đúng, nhưng vì yêu hoa nên chị lại quyết tâm mạnh mẽ hơn. Chị cũng bàn với chồng sửa lại nhà, làm lối đi ra sân thượng và đặt những chậu hồng lên đó.


Hồng rực rỡ.


Sai hoa.



Những chùm hồng đẹp mê hoặc.


Chị Quỳnh Anh có niềm đam mê với hồng ngoại.



Dù chăm rất vất vả nhưng chị luôn cảm thấy vui khi được sống bên cạnh những cây hồng.

Khoảng sân nhỏ chỉ 9m2, vô cùng thoáng mát. Trồng hồng trên sân thượng khu tập thể cũng gặp nhiều khó khăn. Chị Quỳnh Anh cho biết: “Mỗi lần tưới nước, phía sưới là ngã 3 ngõ nên khiến mình rất đau tìm và cứ dè dặt như làm nhiệm vụ tuyệt mật vì sợ nước rơi xuống đầu mọi người. Sau nhiều lần… bị kêu, mình chọn phun cây vào buổi tối muộn. Rất may là sân thoáng, để đề phòng nấm mình tìm được cách thi thoảng đun nước chè tàu rồi pha loãng tưới, dùng baking soda lâu lâu phun phòng nấm 1 lần, nên hồng ít khi bị phấn trắng hay nấm lá…”

Hai năm trồng hồng ngoại là hai năm chị Quỳnh Anh miệt mài chăm sóc, tưới bón để cây khỏe, hoa đẹp, nhưng đồng thời cũng phải trải qua mọi thử thách các bệnh của hoa hồng như trĩ, nhện, nấm… “Nhiều lúc nhìn khu vườn nhỏ trơ trụi lá không chút sức sống mình chán nản vô cùng nhưng rồi lại vượt qua và cứ thế đến giờ thì ổn hơn. Sau 2 năm trải nghiệm với hồng mình hiểu ra 1 điều: cây hoa cũng như con người, dù hiểu biết của mình nhiều đến thế nào cũng không quan trọng bằng mình phải hiểu nó, rằng cây hoa của mình đang ở giai đoạn nào và tùy thời điểm thì cần làm gì thích hợp”, chị Quỳnh Anh tâm sự.

Bà mẹ hai con cũng chia sẻ bí quyết trồng hồng, điều quan trọng là chọn được nhà vườn uy tín để chọn cây giống khỏe mạnh. Sau khi về nhà cần có chất trồng thích hợp. Chị Quỳnh Anh thường lót đáy chậu bằng than hoa và một lớp trấu hun, sau đó trồng cây vào bằng giá thể được trộn với tỉ lệ 50% mùn Dương Anh, 20% đất, 20% trấu hun và 10% phân hữu cơ.

Khi cây vào chậu ổn định, chị tiếp tục bón định kỳ hàng tuần luân phiên các loại phân hữu cơ như dê, thỏ, gà, phân của Úc…, thỉnh thoảng kèm các loại bón lá. Chị khuyên nên tưới lãng hơn nhưng thường xuyên hơn, với các loại tưới gốc chị đều ngâm với nước trước 1 – 2 ngày.


Hoa hồng cắt trên khu vườn sân thượng.

Chị Quỳnh Anh bộc bạch: “Thời điểm mình bắt đầu "nghiện" hồng, hai con của mình còn nhỏ và con gái thứ 2 chưa được 1 tuổi, nên lúc đầu chưa quen mình khá vất vả để theo đuổi đam mê. Tuy nhiên công việc của mình thời gian làm việc không quá dày, quan trọng hơn là mình có sự giúp đỡ của chồng. Chồng mình là giảng viên của khoa Piano, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Ngoài giờ dạy ở trường, anh giúp mình việc nhà, chăm sóc con cái và dù chưa từng nói ủng hộ việc chơi hồng của vợ nhưng vẫn không quản việc bê cây, bê đất để mình có điều kiện thành "ma hồng" như bây giờ.

Một điều thuận lợi nữa đến với mình là tuy thời gian chơi hồng chưa lâu, nhưng để có được chút ít kinh nghiệm và những bông hoa đẹp như bây giờ, mình đã được những người bạn yêu hồng khắp 3 miền giúp đỡ, tư vấn. Trong số đó có nhiều người là những chủ vườn tốt bụng, nhà thuốc có tâm, nơi mình mua được cây hồng khỏe mạnh như ý, mà sau đó mình may mắn được quý mến và được học hỏi, tư vấn cho cách chăm, thuốc chữa bệnh, phân bón....”.

Theo đuổi niềm đam mê, được quen với những người bạn tốt, được sống bên những người mình yêu thương luôn là may mắn và hạnh phúc của bà mẹ trẻ Quỳnh Anh.

Theo Đời sống và pháp lý
Read More

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

E visa Vietnam

Trồng hoa hồng không dùng thuốc, mẹ hai con sở hữu ban công hoa đẹp như xứ sở thần tiên


Chỉ sở hữu hai ban công nhỏ xíu trên tầng cao của một tòa nhà chung cư tại Thái Lan nhưng chị Phan Thu Hương khiến những người yêu hoa không ít lần thầm ước mình cũng sở hữu một khu vườn đáng yêu dịu dàng như thế.


Chị Thu Hương bên ban công hồng nhà mình.

“Mình thuộc hệ thích đủ thứ, và dạo này đang ghiền hoa hồng. Thật ra lúc trước mình hay bị ám ảnh bởi những bông hồng vẽ theo hướng vintage mơ màng, lành những giống hoa chủ yếu từ xứ lành. Chọn mua vải để may quần áo, may váy vóc mình cũng rất thích chọn hoa hồng”, đó cũng là vài dòng tâm sự vô cùng đáng yêu của chủ nhân vườn hồng ở ban công này.

Dù trước đây có yêu thích hoa hồng nhưng vì nhà chị Thu Hương không có ban công nên chỉ ngậm ngùi… ngắm ké của bạn bè post hoa ngập tràn trên mạng xã hội. Đến năm vừa rồi, khi chuyển nhà, chị Thu Hương “cố ý” chọn căn có ban công, khi vào ở thì việc đầu tiên của chị là đi mua hoa về trồng ngay.

Chị Thu Hương kể lại: “Lượt mua hoa đầu tiên cả gần 20 cây. Trong đầu mình xác định đầu tiên là phải có một giàn leo hồng vàng, do ám ảnh bởi một giàn hồng vàng ở làng Monet khi đi Pháp chơi. Thế nên lên vườn mình chọn 2 cây leo vàng đầu tiên, tên Graham Thomas. Đến giờ hai bạn này đã trưởng thành, to cao chăm chỉ ra hoa mặc dù điều kiện đất đai nắng gió trên cao không hoàn toàn chuẩn cho các bạn ấy”.


Góc ban công hơn 1m2.



Góc ban công rộng hơn 5m2.



Hoa hồng nở đẹp ở ban công ít nắng.




Lá mọc xanh tươi.


Hoa rực rỡ.

Trong các loài hồng, chị Thu Hương dành nhiều tình cảm cho loài Macspice. Đợt đầu tiên mua sai cây, đợt sau đi mua chị nhất định ôm về dù vườn còn mỗi một cây vừa còi vừa yếu. Hiện tại thì cây hồng này cũng đã phát triển rất đẹp, siêng hoa và ra chùm chuỗi rất xinh.

Điều đặc biệt ở chỗ, chị Hương trồng hồng với kiến thức bằng con số 0 nên chị dành nhiều thời gian mày mò, tìm đọc kinh nghiệm của mọi người. Từ ngày đầu không biết con trĩ, con nhện ra sao thì giờ mọi thứ đã trong tầm kiểm soát của chị. Chị cũng học hỏi được từ những người trồng hồng rất nhiều kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng nên vườn hồng đã bắt đầu tươi tốt và phát triển ổn định.


Chia sẻ về cách đối phó với bệnh trĩ, bệnh phổ biến của hoa hồng, chị Thu Hương cho biết: “Ai chơi hồng chắc cũng đều đau đầu với bệnh trĩ. Có một giai đoạn mình vô cùng vật vã vì phải xịt thuốc liên tục nhưng vẫn không thể dứt điểm được. Ngán đến độ nghĩ nếu chơi hồng mà cứ phải thuốc liên tục như thế này thì chắc đành chịu bỏ dần thôi chứ cứ suốt ngày thuốc sâu độc hại như thế này hoàn toàn không ổn chút nào.

Tình cờ mình phát hiện được việc xịt nước mạnh giữ cây sạch sẽ giúp cây không bị các côn trùng sâu bọ gây hại bám vào, cây được nước massage cũng bật mầm tốt hơn, đất rễ được nước rửa cũng trở nên “sạch”, hấp thụ chất cũng tốt hơn hẳn... cùng với việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ giúp cây tăng chất đề kháng. Từ đó mọi thứ được cải thiện hoàn toàn, trĩ nhện đi hết, nấm cũng không thấy, các loại thuốc được cất gọn vào tủ không dùng đến nữa”.




Chị Thu Hương chia sẻ thêm kinh nghiệm trồng hồng, đó là giá thể trồng hồng vô cùng quan trọng, thêm việc xịt nước mạnh đẫm ướt mỗi ngày nên giá thể ngoài việc nhiều dưỡng chất còn cần phải tơi xốp để bộ rễ phát triển và thoát nước tốt, tránh úng đồng thời cũng phải giữ ẩm tốt.

Chị Hương thường sử dụng các thành phần căn bản nhất như đất, xơ và mùn dừa đã qua xử lý, trấu, phân bò, phân trùn quế và ita vi trung lượng để trộn. Phân bón được bổ sung mỗi ngày bằng đạm cá kèm Hume với tỷ lệ cực loãng để không bị dư cũng như thiếu.


Với chị Hương, trồng hồng trên cao là một thử thách: “Thường yêu cầu đầu tiên khi trồng hồng là cần nơi có nắng nhiều, càng thoáng càng rộng càng tốt, hạ thổ càng tốt nữa. Nhưng mình đi lại ngược hoàn toàn, trồng hồng trong chậu bé, xếp sát nhau dày đặc, và hoàn toàn không có nắng.

Hiện tại mình có trồng hồng ở một ban công hướng Tây rộng 1.04 mét vuông xếp 10 cây hồng, có hai cây đã leo rất to. Ban công còn lại hướng Bắc, hoàn toàn không có nắng, rộng 5.4 mét vuông xếp 42 cây hồng, vẫn gọn gàng và khá xinh.

Và quan trọng là tuy không rộ rực rỡ được như những nơi có nắng nhưng các cây hồng vẫn nảy mầm đơm nụ nở hoa đủ để ban công tươi vui nhiều màu sắc và thơm hương hoa hồng”.

Cũng nhờ việc trồng hồng, chị Thu Hương rút ra kinh nghiệm, nên hạn chế dùng thuốc, càng ít càng tốt, để bảo vệ sức khỏe của gia đình, hàng xóm, bảo vệ môi trường và cả chính mình.


Chị cho hay: “Đôi lúc có những bệnh sẽ cần phải dùng đến thuốc nhưng không phải định kỳ và thường xuyên. Nếu bạn giữ vườn hồng sạch bằng nước kèm với việc sử dụng một số bài thuốc từ những thứ có sẵn trong cuộc sống như mù tạt, tỏi ớt rượu hoặc loại dầu đặc biệt không hại môi trường là dầu neem, sẽ hạn chế được rất nhiều bệnh thường có ở hoa hồng, việc phải đụng đến thuốc sẽ được giảm thiểu nhất có thể. Bạn vẫn sẽ có được một vườn hồng xinh đẹp và hoàn toàn ko ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường xung quanh”.

Theo Đời sống tiêu dùng
Read More