Lan thân thòng: Phi điệp, Hạc vỹ, Long tu, Trầm, Giả hạc pháp, Giả hạc hawai, đùi gà... Để có giò lan thân thòng đẹp, trong đó có lan phi điệp bạn có thể tham khảo một số kiến thức sau
1. Ánh sáng
Lan cần nhiều ánh sáng gần như có thể để ở ngoài trời, nhưng cần phải có lưới che phòng khi lá non bị cháy nắng.
Khi thấy cây quặt quẹo, đó là dấu hiệu thiếu nắng.
Hãy đưa cây ra chỗ có nhiều nắng hơn. Nhất là vào mùa đông, nếu thiếu nắng cây khó lòng ra hoa.
2. Nhiệt độ
Lan cần nuôi trong nhiệt độ từ 8-25°C. Tuy nhiên lan có thể chịu nóng tới 38°C và có thể chịu lạnh tới 3.3°C.
Ngoài ra nếu vào mùa đông không lạnh dưới 15.6°C trong vòng 4-6 tuần lan sẽ khó lòng ra nụ.
3. Ẩm độ và thoáng gió
Lan mọc mạnh nếu ẩm độ cần phải từ 60-70%. Nếu quá thấp cây non sẽ không lớn được và bị teo đi.
Cây cũng không mọc mạnh nếu không thoáng gió và trong thời kỳ lan ra nụ nếu không thoáng gió nụ sẽ ít đi.
4.Vật liệu trồng và chậu
Nên trồng với những vật liệu lâu mục và dễ thoát nước như vỏ thông, vỏ dừa, đá v.v…nhưng tốt hơn cả là trồng dớn, trong chậu gỗ và treo lên bởi vì cây cần thoáng gió và thoáng gốc.
Lan ưa trồng trong chậu chật hẹp cho nên đừng dùng chậu quá lớn.
5. Tưới nước
Mùa hè thu lan vào độ phát triển mọc mạnh, tưới 2 lần một ngày và cho ăn nắng. Vào cuối thu đầu đông, khi cây đã ngừng tăng trưởng, nên tưới nước thưa đi. Mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần cho thân cây khỏi bị teo lại.
Vào mùa đông, đây là thời gian lan chuẩn bị để ra hoa, ngưng hẳn việc tưới nước. Nếu ẩm độ quá thấp nên phun sương mỗi tháng 1-2 lần.
6.Bón phân
Lan không ưa phân bón có nhiễu chất Nitrogen cho nên bón với phân 15-15-15 cho đến tháng 9, từ tháng 9-10 và 11 bón với phân 10-30-10.
Từ tháng 12 cho đến hết tháng giêng ngưng hẳn việc bón phân. Nếu tiếp tục bón hoặc phân bón có nhiều chất Nitrogen quá, cây sẽ ra cây con (keiki) thay vì ra nụ.
7.Phòng bệnh
Phun phòng bằng nước vôi trong, 1 cục to bằng ngón tay cái cho vào 1,5l, vôi tôi xong chờ nước trong thì lấy phần nc trg ấy phun vào giá thể lan, 1 tháng 2 lần, có thể phun phòng bệnh bằng starner(chuyên cho thân thòng), rẻ hơn thì ridomil gold (50k/bịch)
Phun nước vôi trong cây sẽ cứng cáp và ko bị thối nhũn thối mềm vì vôi có canxi, đồng thời vôi có khả năng diệt khuẩn nên phòng rất tốt, ridolmild gold thì phòng nấm chống thối nhũn, starner thì chuyên diệt khuẩn, starner ko hại cho thân thòng
Lưu ý: sau 2 tiếng thì xịt lại bằng nước trắng nhé các bạn
8.Ghép lan, thay chậu, tách nhánh
Thời gian ghép lan thuận tiện nhất là vào mùa đông khi cây đã rụng lá và vào mùa nghỉ.
Thời gian thay chậu tách nhách tốt nhất vào mùa xuân khi cây non đã mọc cao chừng 10-15 cm. Nếu muốn tách nhánh, cây phải có chừng 7-8 cành. Nếu chỉ có 4-5 cành, cây non mới mọc sẽ yếu ớt và không ra hoa.
Phi điệp có mùa nghỉ,Mùa xuân là mùa nảy mầm,mùa hạ thu là mùa phát triển và mùa đông là mùa nghỉ,căn cứ vào từng giai đoạn mà chăm sóc thôi.ví dụ mùa phát triển thì cần chăm sóc tối đa,Mùa xuân hạ có thể bón phân tăng trưởng (30-10-10) chẳng hạn,mùa thu bón hội tụ hoa như 20-20-20.Khi lan thắt ngọn và lá vàng thì dừng các loại phân và chế độ tưới giảm dần,khi rụng lá thì việc chăm sóc tưới tắm coi như stop.chỉ khi nào kiểm tra thấy thân nhăn nheo thì mới tưới còn thân vẫn tròn căng thì thôi.
Cuối thu đầu đông thân sẽ rụng lá và sẽ ra hoa hoặc kie. Chăm nhiều độ ẩm cao vào kỳ nghỉ thì sẽ ra nhiều kie, ăn nắng nhiều sẽ ra hoa
TH.