Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

E visa Vietnam

Kỹ thuật tự trồng hoa tulip trong chậu



Hoa tulip với rất nhiều chủng loại và màu sắc, là loại hoa được ưa chuộng ở khắp nơi trên thế giới. Loài tuyệt đẹp này ẩn bên trong một sức sống mạnh mẽ, tuy nhiên người trồng hoa phải chú ý cẩn thận những yếu tố môi trường, kỹ thuật trồng hoa tulip để có được những chậu hoa rực rỡ nhất.



1. Ánh sáng

Tulip yêu cầu cường độ ánh sáng ở mức trung bình đến yếu. 

Trong điều kiện trồng vào những ngày nắng, cần che bớt ánh sáng, nêu trời dâm mát thì không cần che ánh sáng, chỉ cần che mưa, sương muối.

2. Nhiệt độ, độ ẩm

Tulip là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 16-20 độ C, ban đêm là 10 độ C -15 độ C. Dưới 10 độ C và trên 25 độ C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù.

Đất quá khô hoặc quá ẩm đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của Tulip. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước (tương đương độ ẩm đất 75-80%), thời kỳ ra hoa cây cần ít nước hơn (độ ẩm đất 65-70%).

 Độ ẩm đất trung bình 70-75%, độ ẩm không khí 80-85% là thích hợp với cây Tulip.

3. Thời vụ trồng

Thời điểm trồng từ khoảng 15/11 - 30/12 tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống và tình hình thực tế của hàng năm. 

Ở các vùng khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sa Pa có thể trồng quanh năm, còn ở Mộc Châu chỉ nên trồng chủ yếu để thu vào dịp tết Nguyên Đán.

4.Chọn củ giống

Củ giống không được trầy xước, đã bật mầm và đồng đều.

 Khi mua củ giống cần chú ý không chọn những củ đã bị thâm hat méo mó, mềm nhũn.

 Trước khi trồng, hãy gói củ tulip vào túi giấy rồi cho vào tủ lạnh khoảng 8-10 tuần. Trên thị trường hiện nay cũng có loại củ đã được ướp lạnh sẵn rất tiện dụng.

5. Cách trồng

Vụn xơ dừa, trấn hun, phân chuồng mục, đất sa được trộn theo tỉ lệ 1:1:1:1 sau đó xử lý nấm bệnh bằng biện pháp xông hoá chất trước khi trồng 2 - 3 tuần. 

Chậu để trồng cây có thể sử dụng các loại chậu trồng bằng nhựa cứng, nhựa mềm hoặc chậu sứ, có đường kính 7 - 10 cm hoặc 18 - 20cm trồng từ 1 - 3 cây/chậu.

Cho giá thể vào khoảng 2/3 chậu, đặt củ theo hướng thẳng đứng, mầm hướng lên trên. Sau đó lấp tiếp giá thể cho đến khi ngập củ.

Người trồng hoa nên để củ giống hướng lên trên.

Từ từ lấp phần giá thể còn lại lên củ giống.

6. Chăm sóc

Từ 7 - 10 ngày đầu thường xuyên tưới nước giữ cho đủ ẩm để củ bật mầm và ra rễ tốt hơn. 

Sau đó giảm dần lượng nước tưới, duy trì độ ẩm của giá thể từ 65 - 75%.

 Bên cạnh đó, người trồng hoa nên rào và che chắn chậu hoa lại để tránh chuột bọ hoặc côn trùng cắn phá.

Khi cây đã đạt độ cao 5-10cm thì cần kiểm tra cây. Các củ không mọc lên cây, cây bị biến dạng thì cần nhổ lên ngay, tránh lây nhiễm sang các cây khác trong chậu.

Sau khi mầm Tulip cao 10-12cm thì tiến hành bón phân thúc, cứ 7-10 ngày bón 1 lần, hòa loãng phân ở nồng độ 0,5% để tưới. 

Đối với Tulip nên bón các loại phân vi lượng có chứa Ca,Mg, Mn… Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng hoa cần phun một số phân bón lá như: Komix, Antonix, đầu trâu..


                                                       TH.





Read More
E visa Vietnam

Kinh nghiệm Trồng hoa Tiên Ông nở Tết



Tiên ông mang vẻ đẹp kiêu kì có mùi thơm dễ chịu, nhiều màu sắc như trắng, hồng, đỏ, xanh, mang một vẻ đẹp tinh khiết và thanh cao. Dịp Tết càng làm tăng thêm vẻ đẹp bạn ở , làm việc. Bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm trồng về tiên ông như sau:



Bước 1: Chọn củ đã nhú nụ lần đầu tiên, chờ sau khi hoa tàn, cắt bỏ cành hoa (không cắt sát gốc quá) giữ lại lá, đem ra nơi thoáng mát, trồng lại trong chậu to hơn hoặc ngoài vườn.

Khi trồng để củ nổi lên mặt đất gần 1/3 củ không lấp đất che hết mặt củ.

Đất trồng phải tơi xốp (có thể pha xơ dừa với đất), nếu có đất trộn phân bò đã ủ trước đó 1 thời gian thì tốt còn không thì phải dùng phân NPK dưỡng cho cây hàng tuần, tưới nước hàng ngày vì cây ưa nước.

Bước 2: Khi lá bắt đầu vàng úa đi, héo và rụng thì nhổ củ lên, để trong nhà hoặc góc vườn nơi thoáng mát. (lúc này khoảng 3-4 tháng sau khi đem trồng ra chậu to)

Bước 3: 1-2 tuần sau đem trồng lại nếu bạn muốn củ sinh con, tức là sẽ mọc nhánh như trong hình củ hoa của mình, bên cạnh có vài cây con, lần này phủ đất che hết mặt củ. Còn nếu không muốn có cây con, bạn làm theo B4.

Bước 4: Cho củ ngủ lạnh: giữa tháng 9, nhổ củ lên lần nữa, tách củ con trồng lại nếu có, còn củ to cắt rễ, bỏ vào nhà nơi thoáng mát 1-2 tuần cho củ héo, sau đó gói giấy báo bỏ tủ lạnh ngăn mát.

Bước 5: để hoa nở đúng dịp: 

Trước Tết 1 tháng, bắt đầu trồng củ vào chậu sứ nhỏ hay chậu thủy tinh, tưới nước ẩm nếu trồng chậu sứ và vẫn để cả chậu trong tủ lạnh cho đến khi củ bắt đầu nhú mầm, và nhú nụ thì mới đem ra ngoài.

Lưu ý cách trồng

* Trồng thủy canh

Tiên Ông trồng thủy canh rất được ưa thích vì bộ rễ thanh tao trông như bộ râu tóc bạc phơ của ông Bụt đối lập mạnh với vẻ rực rỡ của khóm hoa phía trên.

- Lọ: Tìm một lọ thủy tinh hẹp ở cổ và phình ra ở phía dưới. Cây hoa sẽ trông đẹp nhất với lọ kính thủy tinh trong suốt khi để lộ ra được bộ rễ trắng phau.

- Đổ nước đến phần nút thắt cổ chai.

- Đặt củ Tiên Ông lên miệng lọ sao cho cách phần chứa nước từ 1-2cm để tránh gây úng, thối củ giống.

Củ Tiên Ông không được chạm vào mặt nước

Trong khoảng thời gian đầu, khi bộ rễ còn non thì chỉ nên đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng vừa phải. Sau khi rễ đã cứng cáp thì chuyển đến nơi sáng hơn. Từ thời điểm này, cây Tiên Ông không cần chăm chút nhiều.

* Trồng trong đất, trong chậu:

- Đất: đất ẩm, tơi xốp và thoát nước tốt với tỉ lệ đất:cát (hoặc đá dăm, sỏi vụn, trấu)= 1:1.

- Trồng củ sâu 10cm và cách nhau 7.5cm, chỉ để phần chóp củ nổi trên bề mặt đất. Bạn có thể trồng củ sát hơn nhưng không để chúng chạm vào nhau hoặc chạm vào thành chậu.

- Với thời tiết ẩm ở HN thì tốt hơn nên để củ tránh nước mưa, nếu không sẽ úng củ.

- Không cần phải dùng chất trồng giàu dinh dưỡng hoặc bón phân sau khi trồng.


                                                                                           TH.



Read More

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

E visa Vietnam

Sân vườn đẹp hơn nhờ tiểu cảnh


Sự kết hợp giữa sân vườn tiểu cảnh sẽ mang lại ho gia chủ, cảm giác thư thái, dễ chịu và cân bằng trong phong thủy.

Đồn thời  mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao. Bạn có thể tham khảo một số mẫu thiết kế sân vườn có tiểu cảnh nước sau:


Hồ nước trong xanh hòa cùng với thảm cỏ xanh mướt mang lại cảm giác bình yên





 Hay những thác nước nhân tạo, bể bơi, dòng suối nhỏ cũng rất thú vị khi áp dụng cho nhà vườn.






Hòa mình vào không gian cây cỏ, suối nước






Ghềnh thác tự nhiên



Thêm những sáng tạo của bạn. . .!

                                                                                                   TH








Read More

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

E visa Vietnam

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Thu Hải Đường


Thu Hải Đường là một loài hoa đẹp, màu sắc rực rỡ. màu trắng, hồng, đỏ tươi đến vàng nhạt, vàng nghệ…Để có những chậu Thu hải đường nở hoa đẹp, bạn có thể tham khảo một số kiến thức:



1. Điều kiện ánh sáng:

Hoa Thu Hải Đường là loại cây trong nhà ưa bóng râm, không thích hợp với những ánh nắng mặt trời vì khi bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào lá sẽ bị cháy.

Mùa đông ánh nắng dịu chúng ta có thể đặt ở nơi có ánh nắng cũng không ảnh hưởng quá nhiều.

 Nhưng nếu che quá kín, quá tối cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ. Nên đặt trong nhà ở những nơi ánh sáng vừa đủ không đặt ra giữa sân tránh cây bị chết.

2. Điều kiện Nhiệt độ:

Nhiệt độ khoảng 25 độ C.

 Điều kiện miền bắc mùa đông cũng khá phù hợp để trồng hạt giống hoa Thu Hải Đường nếu biết cách chăm sóc cho cây.

3. Đất trồng

 Trộn hổn hợp đất trồng với thành phần: đất nặng (đất có tính axit cao), phân bón, rêu than bùn, cát sỏi với tỉ lệ 2:1:1:1.

 Độ pH cần duy trì ở mức 5.5-6.5. Đất trồng phải đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt, giử ẩm tốt.. Trồng thu hải đường trong chậu hoặc giỏ treo phải có lỗ phía dưới.

4. Chăm sóc

- Tưới nước

+ Có thể sử dụng nước cất hoặc nước mưa, tránh sử dụng nước sinh hoạt (trong nước sinh hoạt có chứa chất diệt khuẩn clo, flo, các chất này đọng lại trên lá sau khi tưới sẽ làm lá bị bệnh thối héo)   

+ Kiểm soát lượng nước tưới, tưới  nước vừa phải, sau 15 phút, nước phải rút hết, nếu không, phải kiểm tra lại sự thoát nước cửa chậu, khai thông các lỗ dưới đáy chậu.

+ Nên phun sương cho cây thường xuyên để giữ ẩm điều này tránh được hiện tượng rụng lá ở thu hải đường. Hai lần một tuần, pha thêm phân bón dưới dạng hòa tan phun bổ sung cho cây (chờ đợi ba tháng để thực hiện điều này nếu hổn hợp ban đầu có chứa phân bón).

- Bón phân: Dùng nước ốc ngâm hay nước bể phốt, pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. 18 tháng sau thì có hoa, và sau 2 năm, Hải đường sẽ đem bán được. Cây to phải sau 3 – 4 năm mới có nhiều hoa đẹp.

- Thường xuyên cắt tỉa lá già, hoa héo, cành gãy, giúp cây tập trung năng lượng cho ra những bông hoa rực rở. Điều này cũng giúp cây phòng trừ nhiều bệnh do nấm mốc vi khuẩn gây ra. Trồng Thu Hải Đường ngoài trời- Tất cả các loài Thu Hải Đường đều ưa bóng râm, khi trồng cây phải có giàn che. 

Trồng cây ở nơi mà cây có thể nhận được ánh sáng lúc sáng sớm hoặc chiều muộn thì tốt nhất. Hoặc có thể trồng cây ở nơi có lốm đốm ánh sáng mặt trời suốt cả ngày.

- Các sâu, bệnh thường gặp: Hải đường thường có rệp làm phồng lá, từ tháng 4 đến tháng 7 hay có loài sau này. Cách phòng trừ: Dùng thuốc trừ sâu regan phun kép 2 lần (lần sau cách lần trước từ 4 đến 5 ngày) để diệt sâu.
                                                                
                                                                    TH.


Read More

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

E visa Vietnam

Cách trồng và chăm sóc sứ thái


Cây hoa sứ thái có nguồn gốc từ sa mạc nên chịu được nắng, chịu được kho cằn nhưng không chịu được úng và lạnh lâu dưới 10 độ C. Để có chậu sứ thía hoa đẹp bạn có thể tham khảo một số kiến thức sau:


1. Đất trồng:

30% đất thịt hay đất phù sa + 30% tro trấu + 30% vỏ đậu phụng với sơ dừa + 10 % phân bò kho  và các loại phân khác nếu có.

Các thành phần này cần phơi nắng để diệt vi khuẩn và trộn thật đều.

Trồng trong chậu cần phải đục thêm nhiều lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu, bỏ vào trước một lớp đá nhỏ để thoát nước tốt cho cây.

2. Chăm sóc

Trồng sứ thái phải kéo bộ rễ lên mới đẹp.

Chỉ cần tưới nước vừa đủ ẩm nếu tưới quá làm úng nước lâu cây sẽ bị thối rễ.

Cây sứ thái dễ chăm sóc, khi nào thấy đất trên miệng chậu khô mới tưới nước.

Hàng tháng bón thêm NPK 20.20.20 hoặc phân có nhiều lân như 15.30.15 để kích thích ra.

Trường hợp cây bị bệnh, thối mềm nhũn tới đâu, phải cắt bỏ hết tới đó đồng thời bôi vôi tôi  hoặc sơn lên vết cắt cho khô sẹo mới cứu được.

Nếu bệnh quá nặng, thối hết rễ, phải nhổ lên chị bệnh bằng thuốc Appencarb, rồi treo ngược  5- 10 ngày, cho lành hết sẹo mới trồng trở lại.

Nếu sứ thái bị sâu rầy, nhưng khi thấy trên đọt có rầy thì xịt thuốc supracide theo hướng dẫn.

3.  Nhân giống

- Giâm cành là cách đơn giản, chỉ cần tỉa những cành nào dài quá, treo một vài ngày cho khô nhựa rồi giâm vào đất ẩm trong chậu, đem để nơi râm mát là nhánh sứ sống.

Mới giâm trồng không nên tưới nước, khi cành sứ đã ra chồi lá mạnh,phải đem ra ngoài nắng để cây quang hợp tốt mới ra hoa.

- Chiết cành: tách bỏ một khoanh vỏ cỡ bằng đường kính của nhánh sứ, để phơi cho khô nhựa một vài ngày, lấy rễ lục bình hoặc sơ dừa mục tẩm nước vừa đủ ẩm bó lại chung quanh chỗ đã lột vỏ, đồng thời lấy một miến ny lon trong bao trùm lại, cột chặt 2 đầu y như bắp chuối.

Cứ để như vậy không cần tưới nước.

Khoảng 1 tháng, nhìn xuyên quabao ny lon, khi thấy rễ ra mạnh là cắt trồng được.

                                                                                
                                                                                               TH.
Read More
E visa Vietnam

Khắc phục thoái hóa ở họ cam, chanh

Cây họ cam,chanh, sau vài ba năm trồng, chậm nhất là 6, 7 năm sẽ có hiện tượng thoái hóa giống. Biểu bì rễ sớm hóa sừng, cản trở tái sinh lông hút mới, làm cây bị đói ngay khi có đủ điều kiện sinh trưởng tốt . Để khắc phục tình trạng thoái hóa, bạn có thể tham khảo cách làm sau:



1. Thời gian:

Chọn những cây trồng từ 3 năm trở lên, đã cho thu hoạch, để đốn rễ cây.

2. Tiến  hành

Đào những rãnh vình vành khăn chung quanh cây. Độ rộng, hẹp tùy thuộc vào tán cây, phía nào phát ra nhiều hay ít.

Độ sâu của rãnh tùy thuộc vào cây mẹ; nếu cây giâm, chiết thì đào nông; nếu trồng từ hạt thì đào sâu. Trung bình, rãnh rộng từ 20 đến 40 cm, sâu 30 đến 50 cm.

Trát một lớp bùn đã khuấy kỹ vào vách rãnh để nhử rễ ra ăn.

Lấp rãnh bằng hỗn hợp: Phân hữu cơ (đã hoai mục) 40% + đất bùn khô đập vụn 40% + phân NPK 10% + vôi xỉ 10%.

Trên cùng làm gờ giữ nước (nếu địa hình cao ráo); đắp đất và quanh gốc (nếu đất trũng) để chống xiêu đổ.

Gốc cây quét nước vôi bão hòa chống sâu đục thân.

Những cây được đốn rễ và bón thúc, bộ rễ sẽ tái sinh, làm cho cây năng suất cao, thời gian thu hoạch kéo dài gấp 2-3 lần cây trồng bình thường.





                                                        TH.
Read More

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

E visa Vietnam

Kinh nghiệm diệt trừ rệp sáp gây hại cho hoa lan



Rệp sáp hút nhựa cây và nhả ra những chất kịch độc gây hại cho cây, làm cho lan mất dần sức sống, còi cọc và chết dần. Chỉ cần 1 con rệp cũng đủ để sinh sôi nảy nở. Trong một thời gian ngắn cây đã bị úa vàng và dần mất đi hết sức sống. Để có những tác phẩm lan khỏe đẹp bạn có thể tham khảo cách diệt rệp sáp như sau:


        Để có những tác phẩm hoa phong lan đẹp khi cây không bị rệp sáp tấn công

1. Đặc điểm:

Đời sống của rệp sáp chỉ có khoảng 50 ngày.

Rệp mẹ để trứng rồi chết, các trứng được bao bọc trong lớp vỏ, các loại thuốc diệt côn trùng khó có thể xâm nhập vào được.

Vì vậy trông khoảng 1 tuần trứng đã có thể nở thành rệp con, và khoảng 3-4 tuần phát triển rệp con đã có thể đẻ trứng tiếp tục sinh sôi nảy nở.

Chúng có thể di chuyển từ cây này sang cây khác qua đường các lá hoặc do gió thổi mang chúng đi khắp nơi, gây hại nghiêm trọng cho lan.

Rệp có thể sinh sôi nảy nở ở bất kì chỗ nào, có thể ở lá, bẹ lá hay rễ cây thậm chí là các vật liệu trồng lan.

Đối với các loại thuốc diệt côn trùng thông thường không thể diệt trừ tận gốc các loại rệp cũng như không thể làm hại được những ấu trùng rệp nằm ở trong vỏ bọc.

2. Cách chăm sóc hoa lan để diệt trừ rệp sáp.

- Có thể dùng sâu bọ ăn rệp để diệt trừ chúng như Ladybugs, ong, tò vò… nhưng đây cũng không phải là cách dễ kiểm soát vì rệp sinh sản rất nhanh chóng.

- Có thể dùng các chất như dầu ăn, cồn hay xà phòng… nhưng nếu dùng quá nhiều nó cũng có thể làm cho cây vàng úa và rụng lá.

- Dùng chất hóa học để diệt trừ rệp nhưng dùng quá nhiều lần có thể rệp sẽ bị nhờn thuốc tuy nhiên thuốc có các chất độc sẽ ảnh hưởng đến con người.

- Có thể dùng những loại thuốc chứa chất hữu cơ như Neem Oil…

3.Cách diệt rệp sáp triệt để:

a) Phun thuốc  chất chứa dầu làm rệp chết ngạt.

- Loại bỏ hoàn toàn những cây đã bị nhiễm độc quá nặng.

- Cắt bỏ, khử trùng các lá, củ hay thân cây đã bị nhiễm nặng nhằm loại bỏ nơi ở của rệp sinh sống và phát triển.

- Loại bỏ các vỏ bọc thân cây làm cho rệp không còn nơi trú ẩn.

- Chà sát thuốc diệt côn trùng vào những hang ổ của rệp bằng bàn chái đánh răng.

- Dùng những chất chứa dầu như Neem oil, Volck Oil…phun cho lan nhằm làm cho rệp chết ngạt và làm ung thối các trứng ngăn chặn sự sinh sôi của rệp.

- Nên phun thuốc vào những chiều muộn hay sáng sớm, tránh phun vào những thời điểm có ánh nắng trực tiếp hay nắng nóng 37-38*C.

- Phun toàn bộ cây lan, không để hở mọi ngóc ngách nào để rệp không thể sinh sống. Nếu cây đã bị nhiễm bệnh nên mang ra khỏi chậu,phun diệt tận gốc rễ và trồng lại vào khu đất mới với những giá thể mới.

- Có thể cách 1 tuần phun lại 1 lân, mỗi lần phun 4-5 lượt phòng trừ những chỗ thuốc có thể chưa đến nơi.

b) Phun dung dịch tự chế

- Dùng kéo đã đốt nóng, cắt bỏ các rễ thối, bóc hết các cuống lá bị khô để cho lũ rệp sáp núp trong những mật khu đó, lâu lâu lại bò ra tập kích, không còn chỗ ẩn nấp.

- Phun thuốc Physan 20 với dung lượng 2 thìa cà phê cho 4 lít nước và thuốc trừ rệp sáp có dầu như sau:

+ Dùng cồn 70% (isopropyl hay rubbing alcohol) không nên dùng cồn ethanol hay methanol vì 2 thứ này ngấm sâu vào trong lá.

+ Với chiếc bình xịt 1.50 lit nước, 50/50 cồn và nước ấm.

+ 1 thìa cà phê dầu thực vật như dầu bắp, đậu nành v.v…

+ ½ thìa cà phê xà phòng rửa bát.

- Lắc cho đều mỗi khi phun thuốc.

- Dùng bàn chải dánh răng loại mềm chà sát để chắc chắn rằng trứng của rệp sẽ bị loại trừ đến tận hang ổ. Chỗ lá bị nhiễm trùng được cắt lui vào phía trong khoảng 2-3 phân và phun thuốc Physan 20 vào chỗ vết cắt.

                                                                            TH.
Read More

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

E visa Vietnam

Cách ươm keiki cho lan thân thòng


 Dòng lan thân thòng luôn tràn đầy sức sống mãnh liệt, hoa bền, đẹp, đa sắc màu. Để có thể nhân giống dòng lan thân thòng bạn có thể tham khảo một số kiến thức sau:


Lan thân thòng mang sức sức mãnh liệt


1. Thời điểm tiến hành ươm

Thời điểm thuận lợi để ươm keiki là sau khi cây ra hoa, chồi non mọc dài, cắt thân có hoa đã tàn để ươm, tỷ lệ cao vì chất dinh dưỡng vẫn còn nhiều trong thân lan.

Nếu cắt thân già đã teo tóp, vẫn có thể ươm chồi được nhưng tỷ lệ thành công sẽ giảm xuống ít nhiều.

2. Xử lý thân mẹ dùng để ươm keiki

Cắt thân mẹ định ươm keiki thành từng đoạn khoản 20-30cm.

Cắt bằng vật thật sắc bén để tránh làm dập vết cắt, để vết cắt khô khoản một ngày. Đem ngâm vào dùng dịch hỗn hợp: 1,5ml B1 + 2ml TERRA SORD 4 cho 1 lít nước

Thời gian ngâm khoảng 1 giờ. Sau đó để thật khô khoảng 4-5 giờ rồi ngâm lại lần nữa.

3. Tiến hành ươm

Đặt những đoạn thân này vào chỗ mát và ẩm.

Nhiệt độ thích hợp từ 25-28 độ C.

Chậu dùng ươm kei có thể là chậu đất nung, chậu nhựa hoặc bất kể rổ rá gì của vợ mua mà chưa kịp dùng đều được.

Giá thể: Lớp dưới để giá thể loại to lớp này dày khoảng 3-5cm có thể là than củi, miếng xốp, vỏ thông, hay sỏi nhẹ....sau đó đến lớp giá thể nhỏ hơn dày 10-15cm bằng vỏ thông, sỏi nhẹ hoặc dớn vụn...và trên cùng là 1 lớp mỏng mùn dừa, rêu rừng hoặc rêu chinê giữ ẩm.

Sau từ 5 đến 8 tuần (nếu thân mẹ là thân mới) hoặc lâu hơn là 2 đến 3 tháng ( nếu là thân cũ) ta sẽ thấy từ các mắt ngủ chồi non sẽ nhú lên.

Trong thời gian ươm thân non thì khoản 15 ngày một lần ta lại ngâm thân cây mẹ vào dung dịch B1 pha như trên.

4. Chăm sóc chồi non

Chồi non đã nhú ra từ mắt ngủ thì ta sẽ tưới B1 + TERRA SORB cho chúng với liều thật loãng nhầm giúp chúng mau ra rễ hơn.

 Khi rễ ra khoản 1cm ta có thể mang ghép vào dớn hoặc gỗ nhưng phải để ở chỗ thoáng mát ( nên ghép nguyên đoạn thân mẹ) vì lúc này chồi non vẫn còn yếu nếu đem ra nắng thì chúng dễ bị chết khô.

 Dinh dưỡng vào lúc này cũng là điều cần thiết, nên  tưới NPK 30-10-10 + B1 liều thấp khoản 1 tuần – 10 ngày một lần cho chồi non giúp chúng sinh trưởng và phát triển mạnh hơn.

Khi chồi non phát triển từ 2-3cm, tăng cường ánh sáng giúp chúng phát triển nhanh hơn. Kết hợp phân hữu cơ và vô.


Chồi non từ thân cây mẹ 
 .

                                                                       TH.
Read More

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

E visa Vietnam

Thần dược thạch hộc

By     1 nhận xét:


Trong cổ thư đông y Trung Quốc cách đây hơn 1.000 năm đã xác định ở Trung Quốc có 9 loại tiên dược. Và thạch hộc được xếp hạng đầu


Ở Việt Nam họ lan có nhiều loài, phân bố ở các vùng núi từ Bắc vào Nam, nhiều loài đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng, một số loài nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam, trong đó có loài lan Thạch hộc Dendrobium nobile Lindl. phân bố ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam đang được nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng để làm thuốc.



Thành phần hóa học:

Thạch hộc làm thuốc có nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học quý. Thạch hộc tía giàu polysacarit thạch hộc, alkaloit thạch hộc, các acid amine và nhiều chất khoáng kali, canxi, magie, mangan, đồng, titan và nhiều nguyên tố vi lượng, trong đó polysacarit thạch hộc tới 22%, hàm lượng các acid amine như glutamic, asparagic, glucin chiếm tới 35% tổng lượng acid amine. Ngoài ra Thạch hộc tía còn có những hợp chất đặc thù như phenanthryn, bibenzyl , keton, ester và các chất nhầy, hợp chất amidon.

Trong thân Thạch hộc tía có hàm lượng alkaloit sinh học chiếm tới 0,3%, trong đó những chất amine đã được giám định cấu trúc gồm dendrobine, dendramine, nobilonine, dendrin, 6-hydroxy-dendroxine, shiunin, shihunidine và muối amoniac N-methyl-dendrobium, 8-epidendrobine, các chất này có vị hơi đắng.

Thân Thạch hộc có dầu bay hơi, trong đó có chất manool của hợp chất ditecpen chiếm hơn 50%.

Chỉ có kiểm nghiệm các thành phần hợp chất trên mới khẳng định được đúng là loài Thạch hộc tía, tránh nhầm lẫn với hàng giả.

Giá trị:

Trong cổ thư đông y Trung Quốc cách đây hơn 1.000 năm đã xác định ở Trung Quốc có 9 loại tiên dược được xếp theo thứ tự như sau: Thạch hộc, Tuyết liên, Nhân sâm, Thủ ô, Phục linh, Tùng dung, Linh chi, Ngọc trai, Đông trùng hạ thảo, trong đó Thạch hộc xếp đầu bảng.

Giá trị của thạch hộc có 2 loại công năng chủ yếu:

- Làm thuốc: Thạch hộc tía có giá trị độc đáo và công năng bảo vệ sức khỏe, đã trở thành sản phẩm bổ dưỡng từ lâu đời.

Nghiên cứu về dược lý hiện đại, Thạch hộc tiá có tác dụng chống ung thư, chống lão hóa, tăng sức đề kháng của cơ thể, làm dãn mạch máu và kháng đông máu, được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng và làm các bài thuốc.

Thạch hộc tía có thể dùng đơn độc hoặc phối trộn với các dược liệu khác, đã có hơn 100 bài thuốc từ Thạch hộc được thị trường đón nhận. Trong dược điển có đề cập đến nhiều loài Thạch hộc nhưng tốt nhất vẫn là Thạch hộc tía.

- Làm thực phẩm: Cách sử dụng làm thực phẩm có nhiều cách như nấu súp với hồng sâm, với bách sa sâm lợi phổi sinh tân. Ngoài ra có thể nấu cháo Thạch hộc, trà Thạch hộc và nhiều món ăn khác.

Những năm gần đây công năng làm thực phẩm chức năng đã được khám phá thêm, là sản phẩm thiên nhiên an toàn và bổ dưỡng.

Thạch hộc tía có vị hơi ngọt hơi đắng vào 3 kinh phế, vị, thận, công năng tư âm, thanh nhiệt, chỉ khát, hư hao, gầy yếu, miệng khô.


Hiệu quả kinh tế:


Thạch hộc trồng một lần có thể thu hoạch 6 năm, đầu tư ban đầu có thể tốn kém, nhưng năm thứ 2 có thể thu hồi vốn, từ năm thứ 3 có lãi. Trong điều kiện thâm canh, năng suất tươi khoảng 5 tấn/ha/năm với giá bán khoảng 3 triệu đồng/kg, doanh thu đạt 15 tỷ đồng/ha/năm.

Thị trường tiêu thụ là khả quan, nếu chế biến sâu, thị trường càng lớn và hiệu qủa càng cao, bao gồm thị trường nội địa, thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu, châu Mỹ.

Hiện nay chỉ có Trung Quốc đang phát triển rộng khoảng 7 năm nay, sản lượng đưa ra thị trường còn rất khiêm tốn, sau mấy năm nữa sản lượng có thể tăng lên nhiều, giá bán có thể giảm xuống, nhưng hiệu quả vẫn cao hơn nhiều so với nhiều cây trồng khác.

Sau nhiều lần thử nghiệm chưa thành công, nay Viện Nghiên cứu và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây đã khảo nghiệm trồng Thạch hộc tía ở Hà Nội và Lâm Đồng trong điều kiện môi trường nhà lưới đảm bảo độ ẩm, nhiệt độ từ 8 - 38 độ C, cây Thạch hộc tía sinh trưởng phát triển tốt.

Hy vọng cây Thạch hộc tía có khả năng phát triển rộng rãi ở các vùng miền của nước ta, đem lợi ích đáng kể cho nông dân, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, xuất khẩu đem về ngoại tệ cho đất nước.

                                                                                  Theo nông nghiệp Việt Nam
Read More

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

E visa Vietnam

Cách trồng, chăm sóc Lan Kiều (Thủy tiên)

Lan Kiều mang trong mình vẻ đẹp kiêu sa, những bông hoa màu tím trắng, vàng cam, . . . luôn làm bừng sáng cả khoảng không. Hoa nở từ tháng 4 tháng 6. Để có gió kiều đẹp bạn có thể tham khảo cách trồng, chăm sóc như sau:


 Ảnh minh họa

1. Điều kiện tự nhiên

- Ánh sáng: Lan cần nhiều ánh;

- Nhiệt độ: 15-25°C (có thể chịu nóng tới 38°C và lạnh tới 3.3°C);

- Ẩm độ: Cây cần nhiều ẩm vào mùa sinh trưởng (tháng 2 đến tháng 8 dương lịch). Tuy nhiên, giá thể trồng phải thoáng và thoát nước nhanh. Nếu vào mùa sinh trưởng, tưới nước mà đọng trong mầm mới mọc là sẽ bị thối ngọn luôn.

Độ ẩm tốt nhất vào khoảng 60-70%, thoáng gió.
.
2. Chọn giống

 Chọn bụi lớn 5-20 giả hành tơ cho nó khỏe, ra hoa được đều. 

Lá không đốm, dập, nát. Thân thẳng, mắt ở gốc hướng lên trời. Càng nhiều giả hành có lá càng tốt.

3. Cách trồng

- Kiều mua về cắt rễ già sạch sẽ gọn gàng, cắt lá hỏng bệnh, rửa sạch từ đầu tới chân, để ráo. Sau đó xịt thuốc nấm (Ridomilgold) , khuẩn (Physan hoặc Starner), B1 và Atonik. Treo ngược chỗ mát thoáng từ 1-5 ngày rồi trồng.
-  Giữ chắc gốc, không bị lay gốc hay xê dịch gốc.

- Không được lấp kín gốc vì sẽ làm thối mầm non. 

4. Chăm sóc

Sau khi trồng, để chỗ mát cho em nó hồi sức khoảng 10 ngày tới 1 tháng. 5-7 ngày xịt B1 và Atonik 1 lần. Tưới ngày 1 lần vào giá thể. 

Cây đã hồi, cho ăn nắng 50-70%.

Sau khi rễ mới dài 3-5cm thì gắn phân tan chậm.

5. Phòng bệnh

– Nửa tháng phun Pesieu+Movento 1 lần đẫm mặt dưới và nách lá, gốc giả hành để phòng diệt nhện đỏ, rầy, rệp.


– Nửa tháng phun nano bạc đan xen Agrifos 400 một lần. 3,75ml pha 1 lít nước (khoảng 75 giọt), để phòng các loại nấm, vi khuẩn. . .

                                                     TH.
Read More

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

E visa Vietnam

TRỒNG, CHĂM SÓC DẠ YẾN THẢO

Hoa Dạ Yến Thảo mang màu sắc tượi tắn, dịu dàng ấm áp làm say đắm nhiều người. 

Để có chậu hoa Dạ Yến Thảo đẹp bạn có thể tham khảo một số kỹ thuật sau:


(Ảnh minh họa)


1. Đất trồng :

- Đất thịt =30 % (Đất thịt lấy về tốt nhất là phơi thật khô sau đó đập nhỏ).

- Trấu hun = 35 %  (Trấu hun xong có thể trồng trực tiếp ngay hoặc xả qua nước để bỏ độ mặn)

- Mụn dừa = 35 %. (Mụn dừa có thể dùng trực tiếp hoặc xả qua nước rồi phơi khô).

2. Phân Bón:

 Phân phải dùng nước hòa tan sau đó tưới tránh tưới lên lá làm cháy lá. Không bón phân hạt trực tiếp lên chậu. 

Tưới phân xong tưới nhẹ bằng nước lã tránh phân đọng trên lá gây hư cây. Bón định kỳ 5-7 ngày/ lần.


- Phân bón lót: Khi cho bầu cây nhỏ vào chậu ( Cây gieo từ hạt vào bầu hoặc mua ngoài chợ) sử dụng NPK bón lót của Lâm Thao. Bón lót giúp cây bán rễ bén phân phát triển nhanh xanh tốt.

- Phân bón định kỳ: sử dụng NPK Đầu Trâu 13-13-13 ( khuyên dùng) hoặc NPK Việt Nhật 15-15-15 


3. Nước tưới:

Dạ yến thảo cần nhiều nước nhưng cũng không chịu được úng, vì vậy đất tơi xốp và lỗ thoát nước rất cần thiết cho dạ yến thảo.

Cây càng lớn hoặc thời tiết càng nắng nóng thì sẽ càng cần nhiều nước tưới.

 Mùa Nồm ẩm thì khoảng cách tưới ít hơn.

 Tưới nước vào buổi sáng (khoảng 8-9 giờ) và chỉ nên tưới thêm nếu thấy đất đã khô. 

Lưu ý : không nên tưới vào buổi chiều tối để tránh cây bị ướt sũng cả đêm. Tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

4. Ánh sáng:

Dạ yến thảo ưa nắng. Nhiều nắng cây càng sai hoa nhưng yếu điểm của miền Bắc vào mùa đông là rất ít nắng.

Dạ yến thảo là loại yêu nắng gét mưa. Nhất là vào mùa hè đang nắng to mà mưa rào là khả năng chết rất cao.

Mùa đông để dạ yến thảo ngoài nắng mưa hoàn toàn được nhưng tránh mưa vẫn tốt hơn.

5. Chăm sóc:

-  Định kỳ từ 7 -10 ngày, phun ridomil 1 lần để phòng bệnh.(tỷ lệ theo hướng dẫn bao bì)

- Có thể sử dụng thuốc kích thích để kích thích sự phát triển của cây như tăng khả năng đâm nhánh, hoa to.v.v nhưng nên sử dụng những thuốc sinh học để phun không nên sử dụng sản phẩm hóa học.

- Nhặt lá vàng thường xuyên không để lá thối trong chậu sẽ gây nấm bệnh cho cây.

- Sau mỗi thời kỳ nở hoa ta cắt ngọn ( Khi cây đã già và rủ quá sâu) nhằm làm mới lại cây.

- Không nên làm đất lấp vào cành của Dạ Yến Thảo.

6. Bệnh Của Dạ yến thảo: 

- Thối nhũn: 

 Phun Ridomil sau đó để chỗ thoáng.

 Có thể hòa Ridomil với liều lượng ½ tưới thẳng vào gốc.

- Ngọn, lá vàng: 

+ Thiếu Sắt ta phải phun sắt cho chúng. 

+ Cây thiếu chất.

Dạ yến thảo rất ham ăn vì vậy phải cho chúng ăn phân thường xuyên giúp cây phát triển tốt và tăng khả năng kháng sâu bệnh.

- Lá xoăn

+ Nhện đỏ: Gây những đốm đỏ hoặc trắng mặt dưới của lá. Làm lá xoăn có thể phun ridomil hoặc một số sản phẩm khác. Nên sử dụng sản phẩm sinh học.

- Bọ trĩ: gây lá xoăn lốm đốm ta cũng điều trị như trên.



TH.

Read More

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

E visa Vietnam

Kỹ thuật trồng để hoa hải đường nở Tết


Hoa Hải đường mang ý nghĩa tượng cho sự giàu sang, phú quý. Hoa nở đúng vào dịp Tết nên còn tượng trưng cho sự làm ăn may mắn, tấn tới. Ngoài ra, hoa hải đường cũng tượng trưng cho anh em hòa hợp, cuộc sống vui vầy, tình bạn keo sơn.

Hoa Hải đường trưởng thành khoảng 5 đến 6 năm sẽ phun nụ từ đầu mùa thu, qua đông nở và vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Để hoa hải đường rực rỡ vào dịp xuân về bạn có thể tham khảo kỹ thuật trồng sau:



1. Đất trồng

Đất bùn phù sa trộn với rơm sạch, theo tỷ lệ 60% bùn phù sa trộn với 40% rơm, trộn thật dẻo, dùng hỗn hợp này để trồng cây. 

Nên dùng thêm phân NPK 16 – 16 – 5 hoặc 10 – 10 – 3.

2.Ánh sáng

Hải đường ưa ánh sáng tán xạ nên phải có lưới đen che mưa nắng.

3.Bón phân

Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8m đến 1m, cứ một tháng cho bón phân một lần. Dùng nước ốc ngâm pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. 

Sau 18 tháng thì có hoa. Để hoa nhiều, nở đẹp, ta có thể bón thúc cho cây.

Bằng cách đào rãnh hình vành khăn ở ngoài chu vi bóng tán (nếu trồng trên đất) hoặc bới đất xung quanh riềm chậu (nếu trồng bonsai) rồi cho vào đó hỗn hợp phân đa vi lượng tự chế như sau: 30 – 40% phân hữu cơ hoai mục + 30 – 40% bùn khô hoặc sa bồi nỏ đập vụn + 10% NPK vi sinh loại dùng cho hoa cảnh có hàm lượng N<10% để tránh lốp còn lại là xỉ than, vữa hả, vôi "con kiến" tán nhỏ, trộn đều. Lấp đất thô trên bóng tán, giữ ẩm đều.

 Tuyệt đối không để đất nền sũng dễ gây ngạt rễ, rụng nụ, thui lộc.

4. Phòng, chống sâu bệnh

Hoa hải đường thường có rệp làm phồng lá, từ tháng 4 đến tháng 7 hay có loài sau này. Dùng thuốc trừ sâu regan phun kép 2 lần (lần sau cách lần trước từ 4 đến 5 ngày) để diệt sâu.

5. Kỹ thuật cắt tỉa cành cho hoa nở đúng dịp Tết

Trước hết cần tỉa bỏ ngay những cành tăm, cành khuất tán, cành bị nhiễm sâu bệnh, vừa tập trung nhựa sống nuôi các cành chủ lộ sáng, dự trữ được nhiều hơn chất sống nuôi cơ quan sinh sản, loại trừ được nơi ẩn nấp của dịch hại vốn rất sợ tia tử ngoại của ánh nắng, vừa kết hợp với tạo dáng, thế cho cây.


Sau đó cần quét nước vôi bão hòa vào gốc để phòng trừ sâu bệnh và tăng độ phản xạ ánh sáng cho cây quang hợp tốt hơn. Nên quét từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 – 2 ngày.

Công đoạn tỉa bỏ các nụ nhỏ bé sát cuống với các nụ khác, giữ lại tối đa 2 – 3 nụ mập hơn trên 1 cành cành hoa bằng cách dùng 2 ngón tay xoay đi xoay lại vài ba lần. Làm như vậy là tập trung nhựa luyện nuôi các nụ lớn, giúp hoa to và bền cuống hơn nhiều.

TH.





Read More