Hoa Dạ Yến Thảo mang màu sắc tượi tắn, dịu dàng ấm áp làm say đắm nhiều người.
Để có chậu hoa Dạ Yến Thảo đẹp bạn có thể tham khảo một số kỹ thuật sau:
(Ảnh minh họa)
1. Đất trồng :
- Đất thịt =30 % (Đất thịt lấy về tốt nhất là phơi thật khô sau đó đập nhỏ).
- Trấu hun = 35 % (Trấu hun xong có thể trồng trực tiếp ngay hoặc xả qua nước để bỏ độ mặn)
- Mụn dừa = 35 %. (Mụn dừa có thể dùng trực tiếp hoặc xả qua nước rồi phơi khô).
2. Phân Bón:
Phân phải dùng nước hòa tan sau đó tưới tránh tưới lên lá làm cháy lá. Không bón phân hạt trực tiếp lên chậu.
Tưới phân xong tưới nhẹ bằng nước lã tránh phân đọng trên lá gây hư cây. Bón định kỳ 5-7 ngày/ lần.
- Phân bón lót: Khi cho bầu cây nhỏ vào chậu ( Cây gieo từ hạt vào bầu hoặc mua ngoài chợ) sử dụng NPK bón lót của Lâm Thao. Bón lót giúp cây bán rễ bén phân phát triển nhanh xanh tốt.
- Phân bón định kỳ: sử dụng NPK Đầu Trâu 13-13-13 ( khuyên dùng) hoặc NPK Việt Nhật 15-15-15
3. Nước tưới:
Dạ yến thảo cần nhiều nước nhưng cũng không chịu được úng, vì vậy đất tơi xốp và lỗ thoát nước rất cần thiết cho dạ yến thảo.
Cây càng lớn hoặc thời tiết càng nắng nóng thì sẽ càng cần nhiều nước tưới.
Mùa Nồm ẩm thì khoảng cách tưới ít hơn.
Tưới nước vào buổi sáng (khoảng 8-9 giờ) và chỉ nên tưới thêm nếu thấy đất đã khô.
Lưu ý : không nên tưới vào buổi chiều tối để tránh cây bị ướt sũng cả đêm. Tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
4. Ánh sáng:
Dạ yến thảo ưa nắng. Nhiều nắng cây càng sai hoa nhưng yếu điểm của miền Bắc vào mùa đông là rất ít nắng.
Dạ yến thảo là loại yêu nắng gét mưa. Nhất là vào mùa hè đang nắng to mà mưa rào là khả năng chết rất cao.
Mùa đông để dạ yến thảo ngoài nắng mưa hoàn toàn được nhưng tránh mưa vẫn tốt hơn.
5. Chăm sóc:
- Định kỳ từ 7 -10 ngày, phun ridomil 1 lần để phòng bệnh.(tỷ lệ theo hướng dẫn bao bì)
- Có thể sử dụng thuốc kích thích để kích thích sự phát triển của cây như tăng khả năng đâm nhánh, hoa to.v.v nhưng nên sử dụng những thuốc sinh học để phun không nên sử dụng sản phẩm hóa học.
- Nhặt lá vàng thường xuyên không để lá thối trong chậu sẽ gây nấm bệnh cho cây.
- Sau mỗi thời kỳ nở hoa ta cắt ngọn ( Khi cây đã già và rủ quá sâu) nhằm làm mới lại cây.
- Không nên làm đất lấp vào cành của Dạ Yến Thảo.
6. Bệnh Của Dạ yến thảo:
- Thối nhũn:
Phun Ridomil sau đó để chỗ thoáng.
Có thể hòa Ridomil với liều lượng ½ tưới thẳng vào gốc.
- Ngọn, lá vàng:
+ Thiếu Sắt ta phải phun sắt cho chúng.
+ Cây thiếu chất.
Dạ yến thảo rất ham ăn vì vậy phải cho chúng ăn phân thường xuyên giúp cây phát triển tốt và tăng khả năng kháng sâu bệnh.
- Lá xoăn
+ Nhện đỏ: Gây những đốm đỏ hoặc trắng mặt dưới của lá. Làm lá xoăn có thể phun ridomil hoặc một số sản phẩm khác. Nên sử dụng sản phẩm sinh học.
- Bọ trĩ: gây lá xoăn lốm đốm ta cũng điều trị như trên.
TH.