Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

E visa Vietnam

Cách trồng và chăm sóc hoa trà



Cây hoa trà mang trong mình vẻ đẹp nhẹ nhàng, bình di nhưng đầy cuốn hút bởi bông to, loại bát diện, nở cân đối và hài hòa, màu sắc đa dạng. 
Mỗi năm cây hoa trà đơm hoa theo vụ, tùy từng loài hoa và thời gian có thể kéo dài đến 3 tháng. Hoa trà thường nở ngay dịp Tết âm Lịch. Để hoa trà ra hoa nhiều nhất, bạn có thể tham khảo một số kiến thức về hoa trà như sau:


1. Đất trồng

Cây hoa trà có rất ít dễ, phần lông hút trên rễ mảnh và rất mềm yếu. Cây hoa trà có tốc độ sinh trưởng chậm, thường 2 – 3 năm. Trà thường phát triển theo khe hở hoặc đất mùn tươi xốp.
Đất trồng thường là đất thịt pha, có đủ độ chua cần thiết, có thể dùng giấy quỳ để thử, pH trong khoảng 4-5, nếu trường hợp độ pH cao hơn thì nên thêm các khoáng chất như sunfat, lưu hình sắt để tăng thêm độ chua.

Đất thích hợp với cây hoa trà tốt nhất nên là đất bùn ao nuôi cá, đất lá mục, đất vườn rau và thêm ít phân ngựa, phân chuồng. Loại đất này sau khoảng vài năm các cục đất xốp trong chậu không tan, có độ ẩm cao nhưng thoát nước cao, bởi nếu đất rắn thì cây khó phát triển, nếu úng nước dễ cây nhanh thối và cây mau chết.

2. Môi trường

Cây hoa trà không chịu được ánh nắng bức xạ, vì vậy ta nên để cây ở ở chỗ nhiều bóng râm hoặc làm dàn lưới mỏng hoặc nilon để tạo bóng mát. Vào mùa hè nên tránh để gần cây to hoặc cạnh tường vì nhiệt lượng lớn do nắng hầm hập cả ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả cây.

Độ ẩm lý tưởng để cây trà phát triển bình thường là 50-70% nên những ngày nắng chúng ta lên phun nước nhiều để làm ẩm cây và làm ẩm cả môi trường xung quanh. Địa điểm lý tưởng tối ưu là dưới chạu cây hoa trà là bể nước

Cây hoa trà ưa sống ở nơi thoáng gió nhưng nếu gió lùa hoặc mạnh thì cây cũng ảnh hưởng.

3.Cách chăm sóc cây

a) Cách tưới nước:

Cây hoa trà là loại cây ưa ẩm, tuy nhiên không tích nước. Lượng nước ít hay nhiều thì đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, do vậy mà lượng nước tưới cho cây phải đủ và đúng liệu lượng.
Trừ mua mưa thì mùa xuân và mùa thu, cả mùa hè nữa thì hàng ngày phải tưới tối thiểu một lần. Trong quá trình tưới thì nên tưới một ít ra đất xung quanh chậu để tạo độ ẩm trong đất cũng như môi trường xung quanh, làm cho môi trường mát mẻ. Vào mùa đông thì trong khoảng 3-5 ngày thì tưới nước, lượng nước tưới không quá nhiều, thời gian tưới nên là khoảng thời gian sau 10 giờ.

Nếu nhiều ngày không mua và không khí khô, thì người trồng nên tưới vài lần trong ngày, vào sáng và chiều. Nếu trong mấy ngày mưa thì không nên tưới nước.
Nước tưới nên là nước ao hồ hoăc nước mưa. Nếu dùng nước máy thì để vào thùng chứa nước khoảng một vài ngày để loại bỏ javel, cho nhiệt độ nước gần với nhiệt độ đất.

b) Cách bón phân

Với cây trà chúng ta cũng cần bón phân vừa phải, đúng liều lượng để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và bộ rễ.

Cây hoa trà cũng cần bón lót, mặc dù đặc thù sinh học cây cũng không cần nhiều phân. Khi bón lót khuyên dùng phân hữu cơ, rắc phân xung quanh rễ cách 2-3 cm so với gốc cây. Cây là loại ưa mát nên trước khi mùa nóng nên bón phân mát, có thể là phân phèn pha loãng, như vậy sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến cây.

Khoảng 10-20 ngày nên bón thúc một lần, có thể dùng thêm nước phân phèn, như vậy sẽ đảm bảo dinh dưỡng cho cây, cũng như khống chế độ chua trong đất ở mức đảm bảo vừa phải.



TH.



Read More

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

E visa Vietnam

Một số lưu ý khi trồng hồng bon sai



Hoa hồng Bonsai, mang trong mình vẻ đẹp hài hòa trong từng đường nét của thân, của rễ.  Sự kết hợp giữa nét đẹp cổ điển đến từ thân rễ với vẻ yêu kiều của lá hoa làm cho hồng bonsai càng làm mê đắm lòng người. Để trồng và chăm sóc hồng bon sai bạn có thể tham khảo một số kiến thức về hoa hồng bon sai như sau:

1. Tạo dáng thế tự nhiên

 Để hồng bonsai có vẻ đẹp khỏe khoắn, tự nhiên, độc đáo khác nhau, bạn không nên quá cầu kỳ trong việc tạo dáng, tạo thế cho thân cây mà nên để cây phát triển với thế tự nhiên.

Thường xuyên cắt tỉa cành nhánh dài để cây không quá tự nhiên mất dáng bonsai  trở thành hoang dã, thành chậu hoa hồng bụi

2. Bổ sung dinh dưỡng thường xuyên cho cây

Hoa hồng được biết đến là loại cây thân thảo sống lâu năm. Với điều kiện chăm sóc tốt và thoáng khí, cây phát triển nhanh và đẹp.

Bởi vậy, khi chăm sóc hoa hồng bonsai cần thường xuyên bổ sung dinh dưỡng, để cây khỏe mạnh và có khả năng đâm chồi, nảy lộc nhanh.
Nếu được chăm sóc tốt cây  hồng bonsai sẽ phát triển khỏe mạnh và cho nhiều hoa.

3. Cắt tỉa hồng bonsai sau ra hoa

Sau mỗi đợt hoa hồng ra hoa, cần cắt tỉa cành, chỉ nên để lại từ 1 – 2 mắt lá sát thân để cây nảy mầm về sau.

Do hoa hồng có đặc tính ra hoa ở đầu ngọn cây, cây dày dăm nhiều tán, nhiều mầm, thì sẽ cho càng nhiều hoa, làm cho chậu hồng bonsai sinh động tràn đầy sức sống, đem lại vẻ đẹp rực rỡ

4.  Cắt cành hồng theo đợt

Một điều cần lưu ý thêm đó là khi tiến hành cắt cành cho hoa hồng bonsai,  nên cắt thu cành đều cho mỗi đợt để hồng bonsai ra mầm đều, hoa sai bông đồng loạt như vậy cả chậu hoa của bạn sẽ luôn rực rỡ thu hút

5.  Chăm sóc dáng cây và bộ gốc rễ

Vẻ đẹp của hoa hồng bonsai không chỉ ở bông hoa mà còn ở dáng cây và bộ gốc rễ, đây được xem như yếu tố để làm nên vẻ sang trọng của hồng bonssai. Cần chú ý chăm sóc tới thân và bộ rễ của cây để cây có thể phát triển đều và gốc rễ làm điểm nhấn thu hút của chậu hồng bonsai 


TH



Read More

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

E visa Vietnam

Một số kinh nghiệm trồng hoa hồng trong chậu


Để có những bông hoa hồng tươi, đẹp trong chậu tại nhà, bạn có thể tham khảo cách trồng hoa hồng trong chậu như sau.


1.     Chọn chậu
Chậu không cần lớn, cao cỡ 30 cm, rộng 40 cm.
Chậu phải đục to ở dưới đáy để tránh úng rễ.
Chậu cần kê cao hơn mặt đất một chút.

2.     Đất trồng
Đất để trồng hoa hồng gồm các thành phần như sau : 33% tro trấu ngâm rửa hết mặn; 33% phân chuồng thật hoai, phơi khô, có thể dùng phân rơm, lá cây mục; tốt nhất là phân bò; 1% phân NPK 30-10-10; 33% đất mùn hoặc đất phù sa.

3.     Cách trồng
Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3. Dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ để chêm trên lỗ thông nước. Tưới một lon nước. Trồng cây hồng vào giữa và thêm đất 8/10 độ cao của chậu.

4.Cách chăm sóc
Sau khi trồng, phải cắm cây cột chặt cây hoa vào, tránh cho cây bị lay; che nắng hoặc để chỗ râm mát.
Mỗi ngày phải tưới nước 2 lần, sáng sớm và chiều mát. Không tưới lúc tối hoặc lúc trưa nắng. Vì tưới ban đêm, nước thường đọng trên lá cây dễ bị nấm bệnh. Nên dùng vòi sen để tưới cho đều.
Sau 10 ngày, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lít nước, tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc...
Sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1 lần vì rễ sẽ đâm ngược lên trên, bón thêm phân chuồng hoai trên mặt. Có thể bón phân bánh dầu ở dưới đáy chậu, khi tưới nước bánh dầu sẽ tơi ra, cây hồng trổ hoa thật to, thật đẹp. Nếu muốn hoa hồng có màu sắc đặc trưng đậm đà ta nên bón thêm phân kali (phân muối ớt) lúc nụ hoa vừa lú ra. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.

5. Cách cắt hoa
Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. 
Trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước). Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một lần nữa. Dùng dao sắc cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập.
 Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu, còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư... Sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi là cây tiếp tục có hoa.


TH.
Read More

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

E visa Vietnam

Một số kinh nghiệm làm vườn tại sân thượng, ban công


Trồng cây trên sân thượng hay ban công là thú vui của nhiều gia đình. giúp không gian thoáng đãng, tươi xanh, giúp làm hạ nhiệt cho ngôi nhà. Trồng cây trên sân thượng sẽ giúp bạn có một không gian thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc mệt mỏi. Bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm làm vườn như sau:


1. Mật độ trồng
Do diện tích trật hẹp vì vậy việc trồng cây cần đảm bảo đúng mật độ để giúp cây trồng phát triển, sinh trưởng tốt; hơn nữa, tăng khả năng chống chọi với sâu bệnh cho cây trồng.
2. Chậu trồng
- Chọn chậu có bề to, có lỗ thoát nước bên hông hoặc dùng thùng xốp loại lớn, đâm lỗ bên hông thay vì dưới đit, để giúp giữ 1 ít nước dưới đáy, vừa giữ sạch sàn.
- Dùng thêm những vật liệu khác như tấm mica, nilông dưới đáy chậu… để chống thấm nước vào sàn nhà.
3. Đất trồng
- Đất gieo: Gieo trên tro trấu, cây dễ lên hơn bởi đây là đất nhẹ, ít tạp chất.
-Đất trồng: Trộn chung "đất sạch” với tro trấu-xơ dừa để có đủ nặng-nhẹ, nhiều dưỡng chất. Cho đất vào chậu, trộn với phân bò khô, tưới vài lần cho trôi bớt muối tồn trong xơ dừa trước khi trồng cây xuống.
4. Bón phân cho cây
Nên dùng phân bò khô, vì phân này ko nặng mùi. Ủ hoai bằng cách lấy thùng, đổ phân bò vào, khỏa lên 1 lớp đất, ủ trong 15-30 ngày.
Một ít bánh dầu rải đều quanh gốc, lá sẽ rất xanh hoặc bánh dầu thì dùng phân hữu cơ vi sinh.
Nếu trồng cây ăn trái, khi cây sắp ra hoa, rải thêm quanh gốc 1 ít phân NPK (Ni tơ, Phốt pho, Kali) để dễ đậu trái. Rải đều trong chậu, ko nên rải tập trung vô gốc, cây sẽ chết. Rải nhiều quá, nó cũng chết.
5. Tưới nước
 Ngày tưới 2 lần, vào sáng sớm và chiều tối.
Nếu tưới buổi tối thì ko nên tưới lên lá (vì tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển).
6. Cắt tỉa cho cây
- Cắt bỏ lá già, lá vàng, cắt những cành vô dụng, để cây xanh mát, đồng thời giúp cây tập trung dinh dưỡng vào nơi cần thiết.
- Thường xuyên dọn sạch cỏ dại làm tăng khả năng chống chọi sâu bệnh cho cây.
7.Thụ phấn 
Khi cây ra hoa, đối với những loài không tự đậu trái, nếu không có ong, bướm thụ phấn, chúng ta phải hái hoa đực, ngắt bỏ cánh, lấy nhị của nó quẹt vào nhụy hoa cái. (Hoa đực là hoa không có đài dài, hoa cái có cái đài/cuống phình to, tượng hình trái).


TH.
Read More
E visa Vietnam

Cách trồng và chăm sóc để hoa hồng luôn sai hoa



Hoa Hồng mang trong mình đẹp và cực quyến rũ. Để hoa hồng luôn rực rỡ bạn có thể tham khảo một vài cách chăm sóc đơn giản hiệu quả như sau:



1. Điều kiện tự nhiên

Cây thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều nắng

Đủ nắng chiếu 8 tiếng 1 ngày cây sẽ sinh trưởng tốt và ít bị sâu bệnh gây hại, ra nhiều hoa và màu sắc của hoa cũng sáng đẹp, rực rỡ.

2. Chăm sóc hoa hồng

a) Tưới nước

Trồng dưới đất vườn bạn cần tưới mỗi ngày 1 lần, 

Trồng trong chậu thì mỗi ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

 Cây hoa hồng cần đủ nước để lá quang hợp, nếu cây khô thiếu nước sẽ xuất hiện nhện đỏ hại cây, vàng lá và rụng lá. 

Lưu ý: Hạn chế tưới nước vào buổi tối vì nước sẽ đọng trên lá cây khiến lá cây dễ bị nấm bệnh.

b) Dinh dưỡng

Rất quan trọng trong việc quyết định cây hồng của bạn có ra nhiều hoa hay không, hoa có to và rực rỡ hay không đặc biệt là khi bạn trồng hoa hồng trong chậu. 

Nếu nhánh mới ra nếu có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp tức là cây được cung cấp đủ dinh dưỡng, nếu nhánh gầy và cao thì cần bổ sung dinh dưỡng cho cây.

c) Nên thay đất trồng mỗi năm 1 lần

d) Phân bón

 Kết hợp phân bón lá và bón gốc xen kẽ, định kỳ 1 tháng 1 lần.

Khi cây ra ngọn, lá non bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tưới lên lá thân và gốc.

Lúc cây mới nhú nụ hoa bón thêm kali hồng thì hoa sẽ có màu sắc đặc trưng đậm đà. Nhưng lưu ý lúc cây ra hoa không tưới phân vì sẽ làm hỏng hoa.

3. Cắt tỉa cành

Thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh đã già, cành yếu, không cần thiết, tạo tán cho cây, để kích thích cho cây ra nhiều mầm, ngọn của các mầm chính là nụ hoa.

Sau khi hoa tàn, cần cắt bỏ phần bông hoa và cắt thêm 1 mắt nữa để kích thích cây ra mầm mới.

4. Sâu bệnh thường gặp khi trồng hoa hồng

Rệp: Nhiệt độ 20 độ C và độ ẩm 70-80% tạo điều kiện thuận lợi cho rệp phát triển nhanh nhất trong năm.
 Rệp có mầu xanh nhạt hoặc đỏ, xám. Rệp tập trung ở ngọn, mầm non và nụ hoa. 

Thay vì dùng thuốc diệt rệp, bạn nên làm cách rất đơn giản như sau: dùng một miếng bông, thấm nước và nhẹ ốp miếng bông vào ngọn cây có rệp, rệp sẽ bám dính vào miếng bông. Bạn làm liên tục 3-5 ngày là sạch bóng rệp nhé. 

Hoặc ó thể dùng thuốc Supaside 40 ND nồng độ 0,15%, Supathion, Thiodal.

Nhện đỏ: cư trú ở mặt đất, chích hút dịch trong mô lá làm cho lá có màu vàng, quăn queo rồi rụng, khi có dấu hiệu này bạn dùng Peganus 500 SC 7-10 hoặc Ortus 5SC.

Sâu: Sâu đẻ trứng từng ổ dưới mặt lá, có thể ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu phá hoại và dùng các loại thuốc Supracide, Pegacus 500 SC, Cyperin 5EC.

Bệnh phấn trắng: Gây hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông bệnh, phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, cây chết, bạn có thể dùng thuốc Score 250 ND, Anvil 5 SC để chữa bệnh này cho cây.

Đốm đen: Bệnh phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Bạn có thể dùng thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC, Đồng Oxyclorua 30 BTN, Anvil 5 SC.

Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dưới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, thuốc phòng trừ là Kocide, Vimonyl 72 BTN, Daconil 500 SC.


TH.
Read More

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

E visa Vietnam

Cách trồng để hoa hồng luôn rực rỡ sắc hoa



Để hoa hồng luôn rực rỡ trong vườn bạn có thể tham khảo một số kiến thức:


1.Chọn giống, vị trí trồng

Chọn vị trí thích hợp với từng loại hồng: Hồng leo đẹp để bên cổng nhà, lối ra vào, bên cạnh hồ. Hồng bụi nên trồng ở những nơi bạn có thể ngồi cạnh. . .

 Tất cả các loại hồng đều rất cần ánh nắng, vì vậy cần chú ý chọn chỗ thích hợp cho cây phát triển tốt.

Chọn cây có màu mình yêu thích, gốc khỏe.

2. Cách trồng

Trước khi trồng, cắt tỉa hết những cành lá đã bị dập nát, cành quá dài.

Khi đào hố đủ sâu, nên cho một ít đất trồng hoa xuống trước, tiếp đó là phân bón cho hoa hồng.

 Sau đó, để cây xuống bạn cho vào gốc cây vitamin hay các loại phân bón dành cho Hồng đã được bày bán trong các cửa hàng bán cây giống dược tiếp tục đổ đất trồng hoa vào, lấy tay ấn mạnh để gốc hồng được chặt đất.

Sau khi trồng xong, bạn nên dùng bình tưới xịt nước vào lá cho thật sạch và xịt vào gốc cây, tưới nhẹ cho cây .

3. Chăm sóc 

Khi trồng được một tuần, bạn nên bón phân có đạm cao để hỗ trợ cây nảy mầm. Vào đầu vụ, nên xới gốc, phun thuốc sâu chống nấm cho hồng, cắt tỉa các cành khô và yếu.

 Tưới nước đều mỗi ngày bằng vòi phun nhẹ, nếu trời nắng nóng nên tưới vào buổi sáng sớm và xế chiều. Hồng cần đủ nước chứ không cần quá nhiều.

- Cắt tỉa cành:

Tỉa cành già và yếu sẽ thúc đẩy vòng sinh trưởng tự nhiên nhanh hơn. Những cành non mới khỏe đầy sức sống, có nhiều khả năng cho hoa ra đợt mới. Đối với hồng leo, bạn có thể cắt tỉa và uốn cành leo theo ý của mình.

Đầu tiên, bạn cắt bỏ những cành khô, chết, sau đó tới những cành yếu. Khi làm nhiều năm, bạn sẽ có kinh nghiệm cần cắt những cành nào không có lợi cho cây. Bạn nên cắt ngay trên một chồi khỏe, cắt xiên so với hướng mọc cành.

- Chăm sóc hoa hồng định kì

Nếu các bạn trồng hồng vào chậu thì sau 6 tháng, các bạn cần thay đất cho cây.

Trồng và chăm hồng hoàn toàn không khó, nếu bạn đam mê và thật sự yêu hồng. Chỉ cần vào buổi sáng, bạn ngắm cây theo dõi, dành thêm chút buổi trưa và trước khi đi ngủ để chăm cây.

Khi trời nắng mùa hè, mình cần có tiêu chuẩn chăm sóc hồng chu đáo hơn một chút. 

Khi trời quá nắng nóng, chúng ta cũng rất mệt mỏi khi gặp những ngày nắng nóng, lúc đó chúng ta cũng cần có máy lạnh, cần đứng dưới bóng râm mát. 

Hoa cũng như con người, vậy việc chúng ta cần làm với cây là che mát cho cây, bằng cách nào đó, chúng ta giảm sự đón nhận ánh mặt trời của cây càng nhiều càng tốt.

- Bón vitamin cho cây hoa hồng

 Giúp cho bộ rễ phát triển mạnh, cây phát triển nhanh và tốt; Giúp cho cây có được sự trao đổi chất tối ưu; Có hàm lượng Manesium cao làm cho các cây lá nhọn khỏi bị héo nâu; Bảo vệ môi trường tốt: không bị trôi lan tỏa theo nước; Không chứa Clorid, nên có thể tăng hàm lượng mà không có tác hại do lượng muối tăng; Ngay cả nhiệt độ thấp thì cây vẫn có lực phát triển

Khi trồng cây xong chúng ta cần mua Vitamin hay các phân bón tốt dành cho hoa hồng thường bán ở các cửa hàng cây giống hay các loại phân bón cho hoa đã có bày bán sẵn cũng tốt.

TH.






Read More

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

E visa Vietnam

Phân bón vô cơ tự nhiên từ tro, tro bếp


Tro bếp, tro là thứ còn lại sau khi đốt củi trong bếp, lò sưởi, đốt rơm rạ, giấy, là thứ còn sót lại sau các vụ cháy rừng… Tro, tro bếp là nguồn phân bón vô cơ tự nhiên, cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cây. Và bạn có thể sử dụng “tro” như là một nguồn phân bón để chăm sóc khu vườn của mình.


 1. Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng

Trong tro, tro bếp có chứa nitơ (N) dạng hợp chất, môt số loại nguyên tố hóa học khác như:  Kali (K), canxi (Ca), magie (Mg), sắt (Fe), phốt pho (P), lưu huỳnh (S), bo (Bo), mangan (Mn)…

Nên có thể sử dụng tro như là một nguồn phân bón vô cơ thay thế cho phân phốt pho (P) và kali (K).

Khi làm đất để trồng cây, trộn thêm 100g tro cho 1m2 đất có tác dụng bổ sung nguồn P và K cho đất. Khi bón tro, cây trồng được cung cấp thêm Bo, một chất quan trọng cho cây.

Nhiều người sử dụng phương pháp bón tro khi xới đất. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây hại cho hệ sinh vật trong đất, nhất là giun đất tự nhiên, vì tro tạo ra môi trường kiềm.

Nên bón tro ở dạng nước, hòa tan tro vào nước sau đó tưới cho vườn của bạn.

 2.Giúp phòng chống sâu bệnh cho cây

Khi bón tro tạo ra môi trường kiềm, làm cho lá trở nên cứng cáp hỗ trợ cây phòng chống sâu bệnh hại.

Khi bón tro sẽ tạo ra môi trường kiềm nên khi tưới tro có thể diệt một số loại sâu hại.

 3. Giúp hạt giống nảy mầm, cây con cứng cáp

Ngâm hạt giống trong nước tro trước khi gieo để hạt nảy mầm đều hơn và cây con cứng cáp hơn.

Công thức: 2 thìa tro hòa vào 1 lít nước. Để 2 ngày, gạn nước chiết có thể dùng để bón thúc cho hoa và rau củ quả.

 4. Vai trò trong cải tạo đất

Lợi ích của tro tăng lên khi bạn kết hợp tro với các loại phân ủ hữu cơ. Tro có tác dụng làm tăng thành phần dinh dưỡng cho đống ủ phân hữu cơ của bạn, tro làm tăng độ màu mỡ, độ phì nhiêu cho đất, giúp cải tạo đất.


Tuy nhiên, bạn không nên qua lạm dụng tro bởi nó có thể gây hại cho hệ sinh vật có lợi trong đất trồng của bạn.

TH.
Read More

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

E visa Vietnam

Một số sai lầm hay mắc phải của người mới tập chơi lan

                       
 Một số sai lầm thường gặp với những người mới tập chơi lan. Để có giò lan phát triển tốt và đẹp bạn có thể tránh dưới đây:


I. CÁCH GHÉP SAI

1. Trồng lan quá chặt

 Khi ghép lan vào chậu, vì sợ cây lan đổ, ngả nghiêng nên ta cố gắng nhét thật nhiều chất trồng vào chậu và nèn gốc lan thật chặt. Hậu quả là lan chết úng, rễ không phát triển được.

Khắc phục: Làm thêm vài thanh tre hoặc gỗ cắm vào chất trồng và cột 1 đầu vào sợi móc treo, sau đó cố định giả hành hoặc cây lan vào que là ổn.

2. Trồng lan thật sâu trong chậu

Bỏ chất trồng ngập hết mắt ở gốc giả hành hoặc cây lan sẽ làm lan khó nảy mần hoặc nghiêm trọng hơn là thối mắt ngủ tại gốc.

Cách trồng đúng thật ra chỉ đơn giản là bạn cầm bụi lan hoặc cây lan ĐẶT nhẹ nhàng lên trên giá thể trong chậu, sau đó cố định vào que như trên hoặc cố định vào dây móc, thành chậu.

3. Không xử lý giá thể

Sai lầm này thường gặp nhất, bạn quá chủ quan vì cho rằng không cần xử lý vẫn ổn. Ví dụ lũa không rửa sạch và không dùng bàn chải sắt đánh sạch sẽ làm rễ lan bám không chắc hoặc không bám được, hoặc cục lũa quá khô mà bạn không ngâm nước 1-2 ngày mà ghép ngay, giả hành hoặc cây lan của bạn sẽ bị mất nước do chính cục lũa mà bạn ghép. 

Hay dớn không ngâm hoặc luộc thì sau này cỏ dại sẽ mọc lên rất nhiều, bên cạnh đó còn mầm bệnh, côn trùng phá hoại, ốc sên... trong giá thể sẽ phá hoại bộ rễ lan và mầm non của bạn. . . 

4. Dùng quá nhiều kim loại để ghép lan 

Cột bằng dây thép, bắn quá nhiều ghim, đóng đinh to... sẽ làm đụt đầu rễ cây lan khi rễ bò tới chạm vào kim loại, kim loại sẽ làm xước thân lan hoặc giả hành tạo cơ hội cho nấm khuẩn xâm nhập.

5. Khi ghép lan, không cắt tỉa rễ 

Vì thấy rễ giả hành mẹ hoặc rễ cây lan còn tươi mà bạn giữ lại quá nhiều hoặc thậm chí không cắt tỉa mà ghép luôn.

Lan của bạn sẽ cực khó để bám được vào giá thể hoặc ra rễ mới. Nên cắt tỉa hết đi rồi hãy ghép.

6. Ghép dày nhiều um tùm 1 đống

Khi cây trên cùng bị bệnh, sẽ chảy nước nhiễm bệnh xuống kéo theo cả giò bệnh. Khi cây trong cùng ra hoa, cây ngoài lấp mất coi như không có hoa. Khi cây trên ra rễ, rễ phủ qua ngọn cây dưới làm ngọn và lá cây dưới con queo...

 Nên ghép thoáng và tính toán trước đường đi của rễ và hướng vòi hoa để bố trí cho hợp lý.

7. Ghép các cây lan không cùng tuổi, không cùng kích thước với nhau.

 Đầu tiên nhìn vào sự lô nhô chệch choạc là thấy xấu, chưa nói tới nó sẽ nở hoa không cùng thời điểm.

Nên ghép lan bao giờ cũng phân loại đẹp ghép riêng, xấu riêng, lớn riêng bé riêng.

II. BÓN PHÂN VÀ XỊT THUỐC

1. Bón phân quá nhiều

 Dư phân lan sẽ bị cháy phân cháy hết đầu rễ, gục ngọn. Sao xịt phân làm vàng héo lá sau đó rụng lá, dẫn đến chết...

2. Bón phân chuồng mà không ủ 

Điều này sẽ mang mầm mống bệnh, côn trùng và cỏ dại cho giò lan.

Bên cạnh đó các bạn nên lưu ý khi bón phân vi sinh hữu cơ có vi sinh vật phân hủy còn sống trong thành phần. Khi bón loại này vào đất sẽ rất tốt cho đất, nếu bón vào giá thể trong chậu cũng rất tốt cho lan nhưng mấy em vi sinh vật này sẽ biến giá thể của giò lan thành dạng mùn và tạo điều kiện cho các bạn nhanh chóng thay giá thể.

3. Trộn nhiều loại phân khác tên mà cùng thành phần với nhau

Lãng phí, dư thừa và hại cho lan. Vậy nên các bạn nên đọc các thành phần trên bao bì. 
Tên sản phẩm có khi khác nhau, nhưng thành phần thì giống nhau ví dụ chai thì ghi là THIAMINE, chai thì ghi là Vitamin B1. Thật ra 2 cái này là một

4. Trộn phân và thuốc nấm, vi khuẩn rồi xịt

 Theo nguyên tắc, LAN BỆNH THÌ NGƯNG BÓN PHÂN. Nếu lan không bệnh thì cũng nên xịt riêng để tránh quá tải cho cây và phân thuốc trung hòa lẫn nhau gây giảm hiệu quả. Cách nhau tốt nhất là trên 2 ngày.

5. Xịt sai thuốc

Bị thối nhũn do vi khuẩn mà xịt thuốc nấm và ngược lại.

Lời khuyên của tôi cho bạn là khi xịt thuốc phòng hoặc chữa bệnh cho lan thì cứ xịt cả thuốc nấm và thuốc vi khuẩn cho chắc, thà nhầm còn hơn sót.

Khi ủ phân chuồng, tuyệt đối không được trộn thuốc nấm và khuẩn vào nhé, bạn sẽ giết vi sinh vật có ích để phân của bạn từ sống thành chín đó, bên cạnh đó đa số thuốc sẽ bị phân hủy khi gặp đất và phân. 

6. Xịt phân và thuốc sai thời điểm

Lúc trưa NẮNG, NÓNG sẽ làm phân giải mất chất cần cho cây, làm cháy lá lan. 

Nên xịt lúc trời mát, tốt nhất là 17h. Xịt sau cơn mưa 1 tiếng khi lá đã khô và trước cơn mưa ít nhất 2 tiếng. Hôm sau không rửa lại lá dễ sinh ra cháy lá cho lan lá mỏng.


TH.
Read More

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

E visa Vietnam

Cách chăm sóc cây kim ngân lượng

     
Cây kim ngân lượng còn có tên là đại la tán, bách lượng kim, châu sa kim thuộc tiểu mộc, cao từ 0,5 - 2 mét, nhiều cành nhánh. Lá kim ngân lượng kép mầu xanh lục, dầy, sáng bóng. Kim ngân lượng có quả chín to 7 – 8mm, khi chín màu đỏ tươi, sáng bóng, rủ xuống trông rất đẹp. Cây kim ngân lượng có tác dụng khai vận, chiêu tài phú quý, mừng thăng chức… 

Để có cây kim ngân lượng đẹp trưng bày bạn có thể tham khảo một số kiến thức sau:


1. Điều kiện tự nhiên

Kim ngân lượng ưa đất cát màu mỡ, xốp, thoáng khí, giữ nước và có tính axit.
Một đặc điểm của cây kim ngân lượng đó là có thể trồng trong nhà mà vẫn phát triển tốt. Tuy nhiểm để giúp cây quang hợp tốt cũng cần phải mang ra ngoài ánh sáng.
Trong thời gian đầu, bạn có thể để cây trong chỗ mát, tránh ánh nắng mặt trời quá gay gắt chiếu vào.

 Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển là 15-30độC.

2. Kỹ thuật trồng cây kim ngân lượng

Kỹ thuật trồng cây kim ngân lượng có thể tiến hành trồng bằng bầu cây. Bầu cây giống có thể mua sẵn tại các cửa hàng bán uy tín.

Sau khi chuẩn bị cây giống xong cần bỏ đất vào chậu, sau đó tiến hành trồng cây con. 

Sau khi trồng xong cần tưới nước đều cho cây để tạo độ ẩm giúp cây phát triển tốt.

3. Cách chăm sóc cây kim ngân lượng

Cây kim ngân lượng là cây ưa ẩm nên trong thời gian đầu mới trồng cần đảm bảo độ ẩm bằng cách tưới nước thường xuyên.

Về mùa hè cần chú ý tưới đủ nước cho cây còn mùa đông nên giảm bớt số lần tưới.
Để cây phát triển tốt cần bổ sung phân bón kịp thời cho cây bằng các loại phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chậm tan. Sử dụng phân bón NPK để bón. Khi bón chú ý hòa tan phân bón vào nước, sau đó tưới đều lên gốc tránh tình trạng làm xót cây.

Lưu ý: Tránh di chuyển cây nhiều lần, giữ cho cây khỏi vùng có gió mạnh. Nên di chuyển cây kim ngân lượng đến khu vực có ánh sáng lốm đốm vào mùa hè và di chuyển trở lại như cũ vào mùa thu. Cắt tỉa những lá già, lá héo và có biểu hiện sâu bệnh.

4. Phòng trừ sâu bệnh cây kim ngân lượng

Cây kim ngân lượng thường mắc các bệnh phấn trắng. Khi thấy cây có biểu hiện này, bạn có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.

 Ngoài ra, nếu thấy cây có hiện tượng vàng úa và héo thì nên có sự can thiệp kịp thời tránh tình trạng cây bệnh nặng, lan sang các cây khác và chết. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Cây kim ngân lượng đặt trong nhà nên hạn chế dùng thuốc trừ sâu.


TH.
Read More

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

E visa Vietnam

Cách trồng lan Thịnh vượng



Hoa lan thịnh vượng còn được gọi lan thanh tuyền, lan hổ hay lan mía và nhiều cái tên khác nhau nữa. Cây lan thuộc nhóm hoa lan rừng nhiệt đới thường phát triển ở các khu vực như phú quốc và các vùng lân cận.

Lan Thịnh vượng có thân hay giả hành đứng dài 2-3m, tròn, dẹp, có vảy. Lá song đính,mỏng,dài 60cm, đầu tròn.Trục phát hoa ở gốc to bằng ngón tay, chùm tụ tán ,lá hoa rộng, xanh, hoa thưa, to, màu vàng, có đốm nâu sậm. Bạn có thểm tham khảo cách trồng như sau:




1.Nhiệt độ, ánh sáng

Nhiệt độ thích hợp nhất cho lan thịnh vượng phát triển tốt là 15-25 độ C. 

Nếu nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Trong tự nhiên cây hoa lan thanh tuyền thường sống trên các cây thân gỗ đã chết và không bị che nắng vì vậy khi trồng ở nhà thì cần đảm bảo đủ ánh nắng cho cây phát triển.

2. Vật liệu trồng

Đây là loài lan đa thân to lớn nên phải trồng trong chậu lớn,trồng trong các hộc gỗ. Cây khi phát triển sẽ nhảy chồi và phát triển cao trên 1,5-2,5m.

Nên cây không thể đứng vững trong chậu. Do đó cần đóng chắc các hộc gỗ này trên những gốc cây khô, xung quanh tấp thêm những khúc gỗ hoặc vỏ dừa khô.


3. Chăm sóc

Tưới nước vo gạo mỗi ngày 1-2 lần và nước rửa thịt cá không có muối (các bạn chú ý không lấy nước rửa các lần đầu, chỉ lấy nước rửa khi không còn màu đỏ của máu nữa)

Áp dụng giống như những loại lan lai thông thường, hàng tuần hoặc 10 ngày bón phân một lần.

TH.



Read More

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

E visa Vietnam

Cách trồng và chăm sóc cây nghệ tại nhà


Củ nghệ thường được làm gia vị trong chế biến món thường ngày. Nghệ còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống ung thư, kháng đột biến và chống viêm. . . Do đó, nó được sử dụng nhiều để làm thuốc chữa bệnh cực tốt. Bạn có thể trồng tại nhà một cách dễ dàng.


1. Thời vụ trồng

Cây nghệ gồm nghệ vàng, nghệ đen, nghệ trắng và nghệ đỏ đều trồng thích hợp khi thời tiết bắt đầu chuyển vào mùa mưa, đất ẩm.

 Có thể trồng từ tháng 11 - 12 khi tiết trời có mưa phùn, đất đã đủ ẩm.

2.Đất trồng

Đất trồng nghệ cần tơi xốp, ẩm và thoát nước tốt.

3. Chọn giống

Để đảm bảo cây phát triển tốt cần lựa chọn các củ nghệ không bị bệnh, không thối.

Nếu củ có nhiều nhánh, thì tách các nhánh ra. Trồng nghệ sau những ngày có mưa, đất hoàn toàn ẩm.

4. Cách trồng

Khoảng cách và mật độ trồng có thể áp dụng tùy theo ý thích người trồng.

 Cần đào hố sâu sau đó cho củ giống xuống rồi lấp đất lại là được.

Lưu ý không phủ đất quá dày, mầm chồi không mọc lên được sẽ bị thối.

5. Cách chăm sóc

Nếu phần đất trồng không giàu dinh dưỡng thì trước khi trồng cần tiến hành bón lót như  phân hữu cơ sinh học hay NPK trộn đều.

Khi mầm nghệ mọc vươn lên khỏi mặt đất và ra được 2-3 lá thì xới xáo quanh gốc và vun đất cho gốc cây nghệ mới mọc.

Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại mọc chen lấn nghệ. Hai tháng tiếp theo mỗi tháng vun xới gốc nghệ một lần. Tiến hành rãi luống canh tác lần cuối.

Việc tưới nước trong thời gian đầu cũng khá quan trọng cần đảm bảo tưới 2 lần/ngày bằng thùng vòi búp sen đều đặn. Cần làm sạch cỏ dại, kết hợp xới xáo làm cho đất thoáng xốp tránh được hiện tượng lèn đất.

6. Thu hoạch, bảo quản củ nghệ

Quan sát khi cây nghệ ngừng phát triển lá non, lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ củ có màu vàng sẫm (da bóng, đầu củ cũng có màu vàng sẫm) là đến lúc thu hoạch. Thu hoạch củ nghệ xong để bảo quản tốt cần để nghệ vào chỗ khô ráo, mát mẻ có thể bảo quản được lâu.

TH.


Read More