Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

E visa Vietnam

Cách trừ sâu trong vườn từ phương pháp tự nhiên


Trồng cây, trồng hoa, trồng rau trong nhà đem lại không khí trong lành, cảnh quan thêm sinh động, góp phân nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi người. Tuy nhiên trong quá trình trồng chăm sóc cây tại nhà các loại rệp, kiến, mối, bọ cánh cứng...  thường xuyên tấn công làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng.
Chính vì vậy, các phương pháp tự nhiên phòng sâu bệnh hiệu quả mà an toàn luôn đóng vai trò quan trọng. 

Để tự chế thuốc trừ sâu an toàn tại nhà bạn có thể tham khảo một số cách sau đây.


1. Tỏi

Tỏi là một loại thuốc trừ sâu vừa hiệu quả, vừa kinh tế cho khu vườn nhà. Nó có tính diệt nấm tự nhiên và tinh chất diệt côn trùng - hiệu quả để kiểm soát sâu bệnh. Rệp, kiến, mối, ruồi trắng, bọ cánh cứng, sâu đục thân, sâu bướm, ốc sên,...là một số các loại sâu bệnh có thể diệt được nhờ tỏi.

Tỏi được bóc bỏ vỏ, giã nát khoảng 2-3 củ tỏi rồi pha vào hai bát nước vừa. Sau khi để ở nơi râm mát trong 1 ngày thì chắt lấy nước cốt. Khi cần tưới, pha loãng vào khoảng 4 lít nước, dùng thay thế cho các loại thuốc trừ sâu thông thường. Phun đều lên mặt lá cây.

Để đạt được hiệu quả tối đa trong việc kiểm soát dịch hại, tránh sử dụng bất kỳ loại phân bón hóa học nào. Phân bón làm giảm khả năng của các thành phần quan trọng trong tỏi chống lại sâu bệnh.

2. Vỏ trứng

Vỏ trứng có rất nhiều tác dụng, trong đó có cả tác dụng làm phân bón và thuốc trừ sâu. Nghiền nát vỏ trứng thành từng miếng nhỏ và rắc vào hố trước khi trồng cây. Sau đó, hai tuần một lần, bạn lại rắc thêm một ít vỏ trứng vụn xung quanh gốc cây. Những loại động vật phá hoại thân mềm như sâu, ốc sên...cực kì ghét bị bám dính vỏ trứng lên người.

Thêm vào đó, mỗi một vỏ trứng chứa khoảng 750 -800 mg canxi có tác dụng tốt với sự phát triển của cây xanh.

3. Ớt, tỏi, gừng và rượu

- Chọn mua 1kg ớt tươi, 1 kg tỏi, 1 kg gừng. Nên chọn các loại ớt, tỏi, gừng càng cay càng tốt.

- Giã hoặc xay nhuyễn hỗn hợp tỏi, ớt, gừng

- Ngâm 3kg nguyên liệu với 3 lít rượu trong thùng kín. Trong suốt quá trình ngâm ủ, chỉ được để thùng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

- Ngâm trong khoảng 15-20 ngày để cho tinh dầu cay của nguyên liệu ngấm đều với rượu rồi mới đem ra sử dụng.

- Ngay khi thấy có sâu bệnh thì nên phun ngay hỗn hợp thuốc trừ sâu từ ớt. tỏi, gừng. Khi dùng, lấy khoảng 200-300ml hỗn hợp hòa vào 5 lít nước rồi phun đều lên bề mặt lá.

Chú ý: Nếu phun vào ngày có gió, cần đứng theo chiều gió để tránh thuốc bay ngược vào mắt.


TH.
Read More

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

E visa Vietnam

Cách diệt bọ trĩ hại hoa hồng bằng dung dịch sinh học tự chế đơn giản


Bọ trĩ chít, hút các đọt non sẽ bị quăn queo, lá xoắn lại; các lá trưởng thành, mặt trên lá xuất hiện các quần đen loang lổ, bầm tím; nụ hoa nhanh tàn và thối.  . . Bọ trĩ cũng làm mất đi vẻ đẹp của hoa lá, làm cây mất sức sống nghiêm trọng, xấu xí, chậm phát triển. Đó là những tác hại nguy hiểm của bọ trĩ gây ra đối với cây hoa hồng. Để có thể diệt bọ trĩ, bạn có thể tự chế thuốc diệt bọ trĩ sinh học vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa an toàn cho người sử dụng. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:




1. Ớt, tỏi, hành

½ chén ớt (113 gram)

½ chén tỏi (113 gram)

500 ml nước ấm

Cho tất cả các nguyên liệu và nước ấm vào máy xay sinh tố, sau đó trộn tất cả các nguyên liệu vào nhau và xay nhuyễn.

Cho hỗn hợp đã xay vào bình nhựa hoặc bình thủy tinh trong 24 giờ (nếu được cho dung dịch ra ngoài nắng)

Lọc dung dịch qua lưới lọc.

Sau đó cho dung dịch vào bình xịt để phun.

2. Dầu thực vật và xà phòng

1 muỗng canh xà phòng (15 ml)

1 cốc dầu ăn thực vật (250ml)

Lưu ý nên tránh chọn xà phòng chống vi khuẩn thơm và các loại xà phòng đặc biệt khác vì chúng có thể gây hại cho cây.

Cho tất cả các nguyên liệu vào một chiếc cốc khuấy đều để nguyên liệu hòa hợp với nhau. Khi sử dụng chỉ cần pha 15ml vào 250 ml nước cho vào bình xịt lắc đều phun kỹ hai mặt lá.

3. xà phòng

Chỉ cần 2-3 muỗng cà phê xà phòng với khoảng 4 lít nước, lắc đều và phun đều 2 mặt lá.

Lưu ý không nên sử dụng xà phòng chống vi khuẩn thơm và chuyên dụng khác. Nên chọn xà phòng loại nhẹ. Khi phun theo dõi xem lá có bị héo hay thay đổi sắc màu không, nếu không có dấu hiệu lạ thì phương pháp này an toàn với cây

4. Thuốc lá

250 gram thuốc lá

4 lít nước

Cho thuốc lá ngâm vào nước và lưu giữ hỗn hợp trong khoảng 24 giờ. Có thể lưu giữ dưới ánh nắng mặt trời.

 Sau 24 giờ dung dịch có màu như một loại trà nhẹ thì sử dụng. Nếu đậm thì pha thêm nước, nhạt thì ngâm thêm một thời gian.

Khi dung dịch có màu chuẩn, cho thêm 03 muỗng canh xà phòng (45ml) vào bình lắc đều và phun đều trên hai bề mặt lá

5. Vỏ cam

1,5 thì vỏ cam xay nhuyễn  hoặc 15ml dầu cam.

Cho vỏ cam vào bình thủy tinh, cho tiếp 500ml nước sôi vào. Lưu trữ dung dịch khoảng 24 giờ, nên lưu giữ ở nơi có nhiệt độ ấm.

Sau đó lọc lại qua lưới lọc pham thêm một ít xà phòng lỏng loại nhẹ.

Cho vào bình xịt phun đều hai mặt lá.

6. Hoa cúc

113 gram hoa cúc  với 1 lít nước.

Cho hỗn hợp này lên nồi và đun sôi.

Khi sôi hoa cúc sẽ giải phóng ra chất pyrethrum vào nước.

Lọc dung dịch để loại bỏ xác sau đó vào bình xịt phun đều 2 bề mặt lá.

                            TH.
Read More
E visa Vietnam

Cách diệt bọ trĩ hại hoa hồng bằng dung dịch sinh học tự chế đơn giản


Bọ trĩ chít, hút các đọt non sẽ bị quăn queo, lá xoắn lại; các lá trưởng thành, mặt trên lá xuất hiện các quần đen loang lổ, bầm tím; nụ hoa nhanh tàn và thối.  . . Bọ trĩ cũng làm mất đi vẻ đẹp của hoa lá, làm cây mất sức sống nghiêm trọng, xấu xí, chậm phát triển. Đó là những tác hại nguy hiểm của bọ trĩ gây ra đối với cây hoa hồng. Để có thể diệt bọ trĩ, bạn có thể tự chế thuốc diệt bọ trĩ sinh học vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa an toàn cho người sử dụng. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:




1. Ớt, tỏi, hành

½ chén ớt (113 gram)

½ chén tỏi (113 gram)

500 ml nước ấm

Cho tất cả các nguyên liệu và nước ấm vào máy xay sinh tố, sau đó trộn tất cả các nguyên liệu vào nhau và xay nhuyễn.

Cho hỗn hợp đã xay vào bình nhựa hoặc bình thủy tinh trong 24 giờ (nếu được cho dung dịch ra ngoài nắng)

Lọc dung dịch qua lưới lọc.

Sau đó cho dung dịch vào bình xịt để phun.

2. Dầu thực vật và xà phòng

1 muỗng canh xà phòng (15 ml)

1 cốc dầu ăn thực vật (250ml)

Lưu ý nên tránh chọn xà phòng chống vi khuẩn thơm và các loại xà phòng đặc biệt khác vì chúng có thể gây hại cho cây.

Cho tất cả các nguyên liệu vào một chiếc cốc khuấy đều để nguyên liệu hòa hợp với nhau. Khi sử dụng chỉ cần pha 15ml vào 250 ml nước cho vào bình xịt lắc đều phun kỹ hai mặt lá.

3. xà phòng

Chỉ cần 2-3 muỗng cà phê xà phòng với khoảng 4 lít nước, lắc đều và phun đều 2 mặt lá.

Lưu ý không nên sử dụng xà phòng chống vi khuẩn thơm và chuyên dụng khác. Nên chọn xà phòng loại nhẹ. Khi phun theo dõi xem lá có bị héo hay thay đổi sắc màu không, nếu không có dấu hiệu lạ thì phương pháp này an toàn với cây

4. Thuốc lá

250 gram thuốc lá

4 lít nước

Cho thuốc lá ngâm vào nước và lưu giữ hỗn hợp trong khoảng 24 giờ. Có thể lưu giữ dưới ánh nắng mặt trời.

 Sau 24 giờ dung dịch có màu như một loại trà nhẹ thì sử dụng. Nếu đậm thì pha thêm nước, nhạt thì ngâm thêm một thời gian.

Khi dung dịch có màu chuẩn, cho thêm 03 muỗng canh xà phòng (45ml) vào bình lắc đều và phun đều trên hai bề mặt lá

5. Vỏ cam

1,5 thì vỏ cam xay nhuyễn  hoặc 15ml dầu cam.

Cho vỏ cam vào bình thủy tinh, cho tiếp 500ml nước sôi vào. Lưu trữ dung dịch khoảng 24 giờ, nên lưu giữ ở nơi có nhiệt độ ấm.

Sau đó lọc lại qua lưới lọc pham thêm một ít xà phòng lỏng loại nhẹ.

Cho vào bình xịt phun đều hai mặt lá.

6. Hoa cúc

113 gram hoa cúc  với 1 lít nước.

Cho hỗn hợp này lên nồi và đun sôi.

Khi sôi hoa cúc sẽ giải phóng ra chất pyrethrum vào nước.

Lọc dung dịch để loại bỏ xác sau đó vào bình xịt phun đều 2 bề mặt lá.

                            TH.
Read More

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

E visa Vietnam

Cách chăm sóc Hồng trong chậu cho hoa nở rực rỡ


Hoa Hồng mang trong mình vẻ đẹp sang trọng, hương thơm quyến rũ luôn được sự yêu mến của nhiều người. Để hoa hồng trồng trong chậu nở rực rỡ quanh năm. Bạn có thể tham khảo một số kiến thức sau:


1. Điều kiện ánh sáng

Hoa hồng ưu ánh sáng, cần chú ý quan sát lựa chọn hướng ánh sáng để đặt vị trí của chậu cây hay trồng cây. Lựa chọn địa điểm là nơi có ánh nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, tránh ánh nắng gay gắt và những nơi thiếu sáng.

Nếu thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa Hồng không đủ điều kiện ra hoa, cây dễ mắc bênh, chất lượng hoa xấu, kém năng suất.

2. Chọn chậu, trồng cây

Trồng cây hoa Hồng cần lựa chọn chậu cao cỡ 30 cm, rộng 40 cm. Nếu là chậu men, chọn chậu cỡ số 4. Nếu đóng hộc bằng gỗ hoặc trồng trực tiếp xuống đất là tốt nhất. Khi đã lựa chọn được chậu trồng rồi nên đục to ở dưới đáy để tránh úng rễ. Chậu cần kê cao hơn mặt đất một chút.

Sau khi đã lựa chọn được chậu và đất rồi bước tiếp theo cần làm đó là trộn các thành phần với nhau như: 33% tro trấu ngâm rửa hết mặn; 33% phân chuồng thật hoai, phơi khô, có thể dùng phân rơm, lá cây mục; tốt nhất là phân bò; 1% phân NPK 30-10-10; 33% đất mùn hoặc đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3.

Để cho chậu hoa có độ thông thoáng nước, dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ rồi tưới một lon nước sau đó trồng cây hoa Hồng vào giữa và thêm đất 8/10 độ cao của chậu. Sau khi trồng cây hoa Hồng, phải cắm cây cột chặt cây hoa vào, tránh cho cây bị lay xong cần đem phơi nắng dần dần, cuối cùng đem phơi ra ánh sáng 100%.

3.Cách chăm sóc hoa Hồng

Cây hoa Hồng ưa ẩm, mỗi ngày phải tưới nước 2 lần, sáng sớm và chiều mát.
Không tưới lúc tối hoặc lúc trưa nắng vì tưới ban đêm, nước thường đọng trên lá cây dễ bị nấm bệnh.

Chúng ta nên tưới nước cho cây hoa Hồng bằng vòi phun nhẹ tưới đều. Nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo.

Sau 10 ngày, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lít nước, tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc… sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1 lần vì rễ sẽ đâm ngược lên trên, bón thêm phân chuồng hoai trên mặt. Có thể bón phân bánh dầu ở dưới đáy chậu, khi tưới nước bánh dầu sẽ tơi ra, cây hồng trổ hoa thật to, thật đẹp.

Nếu muốn hoa Hồng có màu sắc đặc trưng đậm đà ta nên bón thêm phân kali (phân muối ớt) lúc nụ hoa vừa lú ra. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.

4. Phòng trừ sâu bệnh

Trồng cây hoa Hồng trong chậu cần phải chú ý tới các loại nấm cây. Hiện tượng này phát triển cực nhanh khiến cây bị chết. Ngoài ra nhện đỏ, nhện trắng , bọ trĩ, sâu ăn là, ốc sên... cũng là những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, chúng ta có thể trực tiếp quan sát được bằng mắt thường.

Trường hợp xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá đó là rệp sáp, dùng tay ngắt bỏ lá bị bám hay tiêu diệt các đốm trắng. Nếu diện tích trồng nhiều cần tư vấn nơi bán thuốc bảo vệ thực vật chọn loại thuốc phù hợp không độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.

5. Thu hoạch và cắt tỉa

Cắt hoa Hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. Trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa .

Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một lần nữa. Dùng dao sắc cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá, nhánh Hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới.

Tỉa bớt 1 nhánh xấu, còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư… sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi cây hoa Hồng lại tiếp tục cho ra hoa.


TH.
Read More

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

E visa Vietnam

Tổng hợp các phương pháp tự chế phân bón cho hoa hồng



Sử dụng phân bón tự làm vừa an toàn cho người sử dụng, đơn giản dễ làm mà cho cây hoa hồng vẫn phát triển toàn diện và cho hoa đẹp, rực rở.


1. Vỏ trứng

Vỏ trứng vừa làm phân bón vừa làm thuốc trừ sâu, nghiền nát vỏ trứng, đào đất quanh gốc cây và đổ bột vỏ trứng vào, lấp đất. 

Vỏ trứng nghiền nhỏ rắc quanh gốc cây giúp đuổi sâu bệnh, ốc sên và các loại côn trùng có hại khác. Hoặc chôn 1 quả trứng dưới đáy chậu trước khi trồng cây.

2. Vỏ trái cây

 Cam, bưởi, quýt, dứa, dưa hấu: để dưới gốc cây giúp xua đuổi côn trùng và  là 1 loại phân hữu cơ rất tốt cho cây. Đặc biệt là vỏ chuối.

3. Tưới nước tiểu

 Tưới nước tiểu pha thật loãng 1 lần/ tuần. Nước tiểu phải đc ủ hoai. Nếu không hoai sẽ làm chết cây.

4. Nước đậu tương xay

 Ngâm mấy lạng đậu tương 1 tuần. Lấy nước tưới. Hạt có thể đào hố xa gốc chôn xuống.

5. Làm phân bón từ bã đậu

 Cách này phù hợp với nhà nào trồng đất, có diện tích để ủ phân
10 kg bã đậu + 5 lít nước sạch + 500ml vi sinh EM2. ủ trong thùng sơn, khuấy đều, đậy kín, để chỗ mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Sau 7 ngày mở ra khuấy đều, cho thêm 500ml vi sinh EM2
Cứ 5 ngày kiểm tra 1 lần và bổ sung vi sinh EM2, đến khi hết mùi hôi là được (khoảng 30 – 35 ngày).

Gạn bã, bã có thể trộn đất trồng cây, nước cốt làm phân bón cây.
Sử dụng:
Bón gốc: 30ml nước cốt + 1 lít nước
Bón lá: 10ml nước cốt + 1 lít nước, phun ướt đẫm cây và gốc.
Định kỳ 5 ngày/ lần, phun lúc chiều mát
(Bã đậu có thể tìm mua ở các cơ sở sản xuất đậu phụ)

6. Làm phân cá

 (chỉ nên dùng cho nhà nào vườn rộng đất rộng, nhà chung cư khuyên không nên dùng, mùi dã man)

Mua lòng cá, đầu cá, cá nhỏ .... ở ngoài chợ (cá nước ngọt) + chế phẩm EM + đường phên  hòa nước + dứa thái nhỏ (cho đỡ mùi), ngâm trong 2 tháng. Pha loãng tưới 1 tháng/ lần.

7. Phân cua/ốc

Mua cua xay ra (gạn thịt cua nấu canh cua) lây bã ngâm trên 2 tuần rồi đem pha loãng. 1 tháng bón 1 lần


ST.
Read More

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

E visa Vietnam

Cách làm và dùng phân tự nhiên cho hoa lan


Sử dụng phân bón tự làm từ  nước vo gạo, nước nấu từ vỏ chuối, nước luộc trứng, nước nha đam, nước trà... Vừa an toàn cho người sử dụng, đơn giản dễ làm mà cho cây phong lan vẫn phát triển và cho hoa đẹp, rực rỡ.


1. Nước vo gạo:

- Nước vo gạo là nước có chứa protid, lipid, glucid, nhóm vitamin B, các khoáng chất như: kali, natri, canxi, photpho, mangan, sắt....

Tưới nước vo gạo giúp cây nhanh ra rể, ra mầm keiki, bồi bổ cho cây, bổ xung vi lượng cho cây.

- Cách pha để tưới: Pha 1 lít nước vo gạo (đã để qua 1 hoặc 2 ngày gạn lấy phần nước trong) với 1 gram MgSO4. (MgSO4 là muối Epsom salt)
Khi tưới thì cho 100cc nước vo gạo đã pha MgSO4 vào 1 lít nước .
Nếu bạn không có MgSO4 thì thay thế bằng 2 muỗng sửa chua (loại muỗng dùng để ăn cơm).

2- Nước vỏ chuối nấu:

- Vỏ chuối rất giàu vitamin B6, B12, phốt pho và kali ,còn có canxi, mangan, natri, magiê, và lưu huỳnh ...

Tưới nước vỏ chuối cung cấp cho cây kali, phốt pho, cung cấp vi lượng cho cây giúp cây cứng cáp và ra hoa.

- Cách làm:Cho 1 lít nước vô nồi rồi cho 250 gram vỏ chuối vào sau đó đun sôi 10 phút,cho thêm 1 muổng ăn cơm bột quế vào, đun tiếp thêm 20 phút rồi tắt bếp. Đợi khi nước nguội thì dùng vải để lọc vỏ chuối và bột quế bỏ đi, nước vỏ chuối cho vào bình chứa dùng dần.

Khi tưới pha 20cc nước vỏ chuối với 1 lít nước để tưới cho cây.

3- Nước vỏ trứng:
- Vỏ trứng có rất nhiều canxi, mà còn có chứa một lượng lớn magie, kali, sắt và phốt pho... Khi chiên trứng các bạn để dành vỏ để sử dụng làm phân bón.

Tưới nước vỏ trứng giúp cây ra rể và ra hoa.

- Cách làm: Vỏ trứng phải được rửa sạch và để khô trước khi nấu.

Cho 10 quả trứng vào nồi chứa sẳn 1 lít nước, đun nhỏ lửa 20 phút, tắt bếp và để nồi nước với vỏ trứng thêm 8 giờ rồi lọc lấy nước luộc trứng cho vào bình để dành tưới cho cây.

Khi tưới pha 200cc nước luộc trứng với 1 lít nước.

4- Nước nha đam:

- Nha đam có rất nhiều canxi, phốt pho, kali, magie, kẽm, đồng... có nhiều vitamin A , C và E và có ít B1, B2, B3, B12,có nhiều amino acid, có chất Sapomins giúp cây lại vi khuẩn, virus, nấm ,có Acid Salicylic Là một hợp chất tương tự aspirin. Nó có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn.

Tưới nha đam giúp cây ra rễ, ra keiki, bổ xung vi lượng cho cây, giúp cây to khoẽ, ít bệnh, ngừa nấm,virus.

- Cách làm:  Dùng 100 gram nha đam (dùng phần trắng,trong cửa lá nha đam) tán nhuyễn hoà với 1 lít nước,ngâm khoản 1 giờ xong lọc lấy nước tưới cho cây.

5- Nước trà:

Trong trà có tới hơn 40 khoáng chất, bao gồm những nguyên tố đa lượng như K, Ca, Na, P, Mg, Cl và nguyên tố trung và vi lượng như Si, Fl, Al, Cd, Fe, Mn, Co, Zn, Se, As, Mo…Đặc biệt là trong nước trà có rất nhiều N và Kali.

Tưới nước trà xanh giúp lá lan xanh tốt , cây khoẽ và ra hoa.

Dùng 1 gói trà túi lọc pha 1 lít nước để tưới cho cây.


ST.
Read More
E visa Vietnam

Cách trồng rau xà lách trong thùng xốp tại nhà



Rau xà lách chứa nhiều vitamin A, vitamin K, Vitamin C, chất khoáng và các chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, rất tốt cho sức khỏe. Đây lại là loại rau dễ trồng, nhanh lớn. Bạn có thể trồng rau sạch trong thùng xốp hay chậu nhựa tại nhà.



1.Chuẩn bị

- Giống cây:  Mua hạt hoặc cây con tại các cửa hàng bán cây giống 

- Chậu, thùng xốp: Cây xà lách có thể phát triển khi được trồng trong khoảng đất rộng hoặc các chậu nhỏ đều được. Tốt nhất là nên lựa chọn chậu được làm từ đất sét nung để hấp thụ nước và làm khô đất nhanh, tốt hơn chậu nhựa.

- Nếu sử dụng chậu, thùng xốp nên làm những lỗ nhỏ thoát nước để tránh làm ngập úng cây. Sau đó làm sạch chậu cây để tránh vi khuẩn hoặc côn trùng bên trong.

2. Đất trồng

Xà lách không quá kén đất trồng. có thể pha trộn hỗn hợp sơ dừa – phân hữu cơ (ủ hoai) – vi sinh vật (hỗn hợp đất trộn). 

3. Gieo hạt

Hạt ngâm trong nước hơi ấm trong 1-2 giờ rồi đem gieo. Sau khi gieo hạt sâu vào trong đất khoảng 0.5cm, tưới giữ ẩm cho cây.

4. Chăm sóc cây

- Không nên trồng xà lách ở khu vực có ánh nắng nhiều và chiếu trực tiếp vì dễ cháy lá, úa vàng. Xà lách ưa nơi râm mát, vừa đủ nắng.

- Khi cây đã phát triển, ngày tưới 1 lần, vào mùa mưa có thể 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Bắt sâu ăn lá hàng ngày vào buổi tối và sáng sớm. Mùa nắng tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Mùa mưa tùy theo thời tiết mà tưới tránh tưới nhiều nước làm cây còi cọc không phát triển được. Đối với cây rau còn nhỏ khi gặp trời mưa cần che chắn tránh úng.

- Bón phân lần 1, bón lót 3 - 4 kg phân bò hoai mục, 100gram phân hữu cơ Tribat T-O trộn đều rồi san bằng đất. Có thể thay thế hoàn toàn phân bò bằng phân hữu cơ vi sinh (3 - 4kg). Bón phân lần 2, sau khi cây rau ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g-10g phân hữu cơ khoáng dạng viên Tribat T-O hay Vedangro ( 02 muỗng cà phê ) với 2 lít nước rồi tưới đều trên rau, sau đó tưới rửa lại lá bằng nước sạch.

Nên cách ly 15 – 20 ngày sau khi bón mới tiến hành thu hoạch để giảm hàm lượng Nitrat trong rau.

- Tỉa cây, sang khay: Đây là bước nhằm tạo không gian, cung cấp chất dinh dưỡng giúp rau nhanh lớn và rút ngắn thời gian thu hoạch. Khi cây rau xà lách có 2 cặp lá ta có thể nhổ ăn dần ( ăn rau mầm) hoặc nhổ bớt rau giống trồng qua khay hay chậu khác để cây có thể lớn nhanh hơn. 
Quy cách sang khay, tỉa thưa theo khoảng cách cây cách cây là 10 cm hàng cách hàng là 15 cm.

5.Thu hoạch

Khi cây phát triển tối đa, sau trồng từ 35 - 40 ngày, có thể cắt ngọn hoặc tỉa lá ăn, sau đó bón phân bổ sung dinh dưỡng cho đợt sau.

 Sau trồng 1 - 2 lứa rau, cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây bằng phân hữu cơ vi sinh với lượng 350-400 g/m2 hoặc 80-100 g/ khay kích thước 40x 60cm. Đất trồng tiến hành xới xáo lại và phơi khô trong 2-3 nắng để diệt nấm bệnh sâu hại


TH.
Read More

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

E visa Vietnam

Cách chăm sóc để hoa hồng nở đúng Tết


Để hoa hồng nở rực rỡ vào đúng dịp Tết bạn có thể tham khảo cách chăm sóc, cắt tỉa sau:




1. Thời điểm ra hoa của cây hoa hồng

Từ 8-12 ngày sau khi cắt tỉa nhánh, cây hoa hồng sẽ ra tược non mới.

Từ 20-25 ngày thì cây hồng sẽ nhú búp hoa.

Từ 26-35 ngày sau khi cắt tỉa nhánh cây hồng sẽ nở hoa rộ.

Những thời điểm này chỉ mang tính chất tham khảo vì mỗi giống hoa hồng sẽ có chu kì ra hoa khác nhau vài ngày.

2. Chăm sóc cắt tỉa

- Chăm sóc cây hồng trong tháng 11:

+ Kiểm tra giá thể trồng của các cây hồng có ý định dưỡng hoa Tết. Thay giá thể trồng cho các cây hồng đã hết dinh dưỡng, thay chậu cho các cây hồng lớn, phát triển mạnh.

 Ít nhất cây cần 2 tháng để phát triển thêm cành nhánh, dự trữ thêm dinh dưỡng để Tết đến cây hồng ra hoa nhiều hơn. 

+ Đối với những cây hồng khỏe mạnh, không cắt tỉa cành nhánh quá nhiều làm số lượng cành nhánh trên cây hồng giảm mạnh, khó có được nhiều hoa trong những ngày 
Tết. 

+Những cây hồng vừa khỏi bệnh, cây yếu cành nhánh lèo tèo để chế độ chăm sóc bình thường để dưỡng cây cho mùa tết năm sau. Những cây này cắt tỉa, cây cũng cho vài hoa, qua tết chăm sóc dưỡng cây rất khó. Thậm chí cây yếu quá dẫn đến chết.

-  Chăm sóc cây hồng trong tháng 12:

+ Trước khi cắt tỉa 3-5 ngày thì bón gốc hồng 1 lần với phân NPK 20-20-15  + TE.

Sau khi đã cắt tỉa, tiếp tục loại bỏ hết các lá vàng trên cành hồng, làm thông thoáng phần gốc hồng.

Hái hết các lá vàng, lá bệnh trên cây hồng để phòng trường hợp nấm bệnh lây lan.

Cánh hoa hồng rơi rụng, lá vàng, lá bệnh, cành nhánh khô bên dưới gốc hồng cần được dọn sạch sẽ.

+ Giai đoạn này việc phòng bệnh và sâu rầy, nhện đỏ gây hại cho cây hồng rất quan trọng. Bệnh đốm lá, sương mai làm rụng lá hồng nghiêm trọng sẽ làm cây xấu, sức sống giảm,  ít hoa, hoa nở bị biến dạng xấu xí…

+ Phun thuốc phòng bệnh+sâu rầy+ phân bón vi lượng theo hướng dẫn. 

sau 7 đến 10  rải phân NPK vào gốc lần 2, đồng thời phun thuốc phòng bệnh+sâu rầy+ phân bón vi lượng lần 2, giúp hoa đẹp hơn.

                                                    TH.


Read More

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

E visa Vietnam

Cách trồng rau mầm trong thùng xốp đơn giản tại nhà


Cách trồng rau mầm trong thùng xốp đơn giản tại nhà đảm bảo luôn nguồn rau sạch và bổ dưỡng, bạn có thể tham khảo.



1. Chọn giống trồng

Một số loại rau mầm dễ trồng tại nhà

- Các loại rau mầm họ đậu ( Giá đỗ ) như : Mầm đậu xanh, Mầm đậu đen, Mầm đậu tương…
Các loại hạt đậu thường có hạt to và sinh trưởng mạnh do vậy rất dễ trồng và chăm sóc. Trong quá trình phát triển hầu hết chỉ cần nước sạch, nhiệt độ và ánh sáng thích hợp là có thể phát triển rất nhanh và ít bị sâu bệnh.

- Các loại rau mầm họ cải : Mầm củ cải trắng, Mầm củ cải đỏ, Mầm rau cải ngọt, Mầm rau cả bẹ… mầm rau cải giàu chất dinh dưỡng gấp 5 lần rau cài thông thường.

-  Mầm rau muống: Mầm rau muống là một loại rau mầm rất bổ dưỡng có khả năng chữa nhiều loại bệnh và có vị ngọt mát, ăn giòn có thể chế biến nhiều món ăn.

2. Chuẩn bị

Giá thể

Giá thể dùng từ bụi xơ dừa đã được xử lý tốt nhất cho chồng rau mầm. Vì chỉ cần sử dụng rất ít (tiết kiệm) cho mỗi lần trồng lại có thể tái sử dụng nhiều lần; chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và nó nhẹ nên khá dễ vận chuyển, sử dụng.

Khay

Có thể sử dụng được nhiều loại vật liệu khác nhau. Nhưng tiện lợi và dễ sử dụng nhất vẫn là khay xốp.

Nếu lấy khay xốp (40cm x 50cm x 7cm) làm định mức thì sẽ cần 2kg giá thể và khoảng 30 – 40g hạt giống là đủ.

Kệ

Tùy theo kích thước của khay mà bạn cần đóng kệ có kích thước cho phù hợp. Có thể đóng kệ gỗ hoặc kệ sắt đều được.

Giấy lót

Dùng loại giấy mềm để lót lên bề mặt giá thể trước khi bạn gieo hạt để sau khi thu hoạch sẽ không bị dính giá thể vào rau.
Có thể dùng giấy mềm hoặc loại giấy chuyên dụng.

Bìa carton

Bìa sẽ dùng để đậy lên trên bề mặt của khay trong 1 – 2 ngày đầu mới gieo hạt.
Bình tưới

Phải sử dụng loại bình tưới có vòi phun sương để tưới.



3. Tiến hành trồng rau

Bước 1: Ngâm hạt

Hạt giống mua về đem rửa sạch ngâm nước ấm (45÷500C) trong thời gian 2÷5h (tùy loại hạt: hạt dày vỏ sẽ ngâm lâu, hạt mỏng vỏ ngâm thời gian ít hơn).
Ngâm hạt giống để sau khi ngâm ta có thể dẽ dàng loại bỏ được các loại hạt lép, hạt sâu. Sau đó vớt ra để ráo. Mục đích của việc để ráo hạt là giúp bạn dễ dàng khi gieo.

Bước 2: Làm giá thể

Khay xốp cho giá thể vào trải dày khoảng 2÷3cm. Làm cho bề mặt được bằng phẳng để tránh bị dồn hạt lại khi gieo. Sau đó bạn phun nước cho ướt giá thể. Trải giấy thấm đều lên trên bề mặt giá thể và phun nước lần 2.
Mục đích của việc trải giấy thấm đó là để giá thể không bám vào cây gây bẩn cho rau khi thu hoạch.

Bước 3: Gieo hạt

Gieo hạt giống bằng tay đều lên bề mặt giá thể. Mật độ gieo sẽ tùy thuộc vào loại hạt giống, nhưng trung bình khoảng 10gr hạt / 40cm2 bề mặt giá thể là hợp lý.
Tưới phun nhẹ lại một lần nữa. Dùng một tấm bìa cứng đậy bề mặt của khay lại trong 2 ngày.

Bước 4: Chăm sóc cây

Sau 2 – 3 ngày lúc này hạt nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc ánh nắng nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp và mưa trực tiếp lên cây.
Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun sương, ngày 2 lần buổi sáng sớm và buổi chiều mát, tưới phun sương đều trên mặt khay để cây nhận được đủ nước.

Bước 5: Thu hoạch

Dùng dao bén cắt vào sát gốc cây rau mầm (hoặc nhổ rau lên khỏi mặt đất, sau đó dùng kéo cắt bỏ rễ). Rửa lại bằng nước sạch và có thể sử dụng được ngay.
Chú ý: Nếu rau chưa sử dụng liền thì cũng không nên rửa mà cho vào bao để trong ngăn mát của tủ lạnh.Có thể bảo quản trong tủ lạnh 3 – 5 ngày.



Một số chú ý khi trồng rau mầm:

- Rau mầm phải trồng ở nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng nhưng không trồng ở nơi có ánh nắng, mưa trực tiếp và gió lùa.

- 1 đến 2 ngày sau khi gieo giở giấy Carton ra, tưới phun sương nhẹ vừa đủ ướt mặt khay.

- 1 ngày trước khi thu hoạch giảm tưới hoặc ngưng tưới hẳn tùy theo mức độ ẩm của giá thể.

                                  TH (PHUNUTODAY)

Read More

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

E visa Vietnam

Tự làm phân hữu cơ tại nhà



 Bạn có thể tận dụng những rác thải sinh hoạt của gia đình như các loại rau, củ quả thừa, bị hỏng để tự làm phân hữu cơ tại nhà. Sẽ giúp cải thiện cấu trúc đất, giữ nước, sục khí. Nó cũng bổ sung vi chất dinh dưỡng quan trọng làm tăng hoạt động của vi khuẩn trong đất, giúp cho đất giàu dinh dưỡng và cây phát triển khỏe hơn, cây trái xanh tươi tốt. Đồng thời đảm bảo được an toàn đến sức khỏe của gia đình bạn.
Ngoài ra việc này còn rất hữu ích trong việc giảm lượng rác thải ra môi trường tự nhiên.  
Làm phân hữu cơ tại nhà đơn giản với các nguyên liệu, thực phẩm thừa trong bếp thông qua các bước sau:


Trộn phân hữu cơ vào đất trước khi trồng cây.

Bước 1: Cách chọn thùng chứa đựng phân bón hữu cơ tại nhà  Có rất nhiều loại thùng chứa được làm vật liệu đựng phân hữu cơ trong đó như: thùng kín (tuy nhiên sẽ kéo dài thời gian ủ), thùng gỗ, thùng nhựa ,thùng có  dung lượng từ 20-120 lít( tùy vào lượng rác thải của mỗi gia đình). Chọn thùng đựng hợp lý khi làm phân hữu cơ tại nhà
Chú ý: bạn nên khoang nhiều lỗ nhỏ thùng nhựa để thoát nước.

Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng phân hữu cơ tại nhà bạn phù hợp Để thùng chứa những nơi thoát nước, đặt những nơi có đất trống thay vì gạch bê tông vì để đảm bảo rằng giun và vi sinh vật có lợi khác có thể xâm nhập thùng rác hoặc bạn có thể để trên sân thượng. Vì những thùng này sẽ có mùi nên để nơi xa bạn sinh hoạt và nơi có nắng nhiều để đẩy nhanh quá trình phân hủy.

Bước 3: Phân loại các loại rác để làm phân hữu cơ tại nhà hiệu quả Việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây là rất quan trọng trong đó Cacbon và đạm Nito là không thể thiếu để cây phát triển. Chúng ta có thể phân chia rác hữu cơ ra làm 2 loại đó là phân xanh và phân nâu Phân xanh cung cấp Nitơ cho cây bao gồm các loại rác thải như  Rau quả thừa, lá cây tươi Tóc Cỏ vụn xén Cỏ tươi Bả cà phê, bả đậu, vỏ đậu phộng Phân nâu cung cấp Carbon cho cây bao gồm:  Mùn cưa Cỏ khô Rơm rạ Giấy Lá khô Vỏ trứng Túi trà.


Cần lưu ý: Để thúc đẩy quá trình ủ phân hữu cơ, đồng thời ức chế mầm bệnh trong phân ủ vì vậy bạn có thể dùng phân trùn quế hoặc men vi sinh trichoderma để trộn chung với phân hữu cơ của bạn. 

Bước 4: Tránh dùng những loại rác thải sau để làm phân hữu cơ tại nhà. Mặc dù chúng ta nên tận dụng các loại rác thải làm phân hữu cơ tại nhà. Tuy nhiên không phải thực phẩm, rác thải nào bạn cũng có thể dùng làm phân được. Chúng ta cần tránh dùng những loại thực phẩm dưới đây làm phân hữu cơ: Xương động vật (gà, lợn,bò,cá) Gia cầm và cá  Chất béo từ thực vật và sữa Cá trứng Phân người và vật nuôi chưa qua xử lý Cỏ dại có hại Gỗ đã qua chế biến. Vỏ sò,vỏ hến Đặc biệt không sử dụng lá tràm, vỏ cam, vỏ quýt, lá bạch đàn, lá sả tươi, vì những loại này có tinh dầu làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật có ích Các chất béo từ sữa sẽ làm chậm quá trình phân hủy phân hữu cơ tại nhà thông qua việc loại trừ oxi mà các vi sinh vật có ích cần để sinh sống. Cá hoặc gia cầm có thể làm phân hữu cơ tuy nhiên do để đảm bảo phân không có mầm bệnh và hạn chế mùi hôi thối thì chúng ta không nên cho vào.   Các loại thực phẩm nên và không nên khi làm phân hữu cơ tại nhà

 Bước 5: Cách trộn các loại phân khi làm phân hữu cơ tại nhà Sau khi phân loại được các loại phân xanh, phân nâu và các thành phần cần tránh khi bạn làm phân hữu cơ tại nhà. Chúng ta tiến hành trộn phân xanh và phân nâu theo tỉ lệ như sau: Thêm 10cm phân nâu tiếp đến 1 lớp phân xanh mỏng rồi 10cm phân nâu. Trộn đều hỗn hợp, ủ sau 2 tuần thì bắt đầu tưới nước vào phân nhưng đừng làm ướt quá nhiều .Rồi trộn đều phân ủ lên.  Tiếp tục thêm 1 lớp phân nâu vào cho đầy thùng chứa.
Lưu ý: 
   Không cần cắt nhỏ phân ra vì chúng ta cần tạo khoảng không giúp không khí lọt vào tạo điều kiện vi sinh vật có lợi sinh sôi, nảy nở.
Việc trộn phân xanh vào phân nâu vì để phân xanh cung cấp nitơ giúp vi sinh vật có thể phát triển và sinh sản tốt nhằm oxi hóa nguồn carbon.Tuy nhiên quá nhiều nitơ cũng không tốt cho quá trình ủ phân hữu cơ tại nhà. Kiểm tra nhiệt độ bằng cách dùng một cành tươi cắm vào giữa khối phân ủ. Sau 5 hoặc 6 ngày rút cành cây ra khỏi đống phân và sờ vào phần cắm trong khối phân ủ, nếu thấy cành cây nóng mạnh là đạt yêu cầu. Trong trường hợp nhiệt độ không tăng lên thì phân ủ không đạt yêu cầu có thể do thiếu độ ẩm, thiếu vi sinh vật. Độ ẩm lý tưởng nhất là từ 40-60%. Nếu phân ủ quá ướt hoặc quá khô sẽ dẫn đến vi sinh vật không thể phân hủy được phân hữu cơ này. Cách thử độ ẩm đạt hay không bằng cách nắm thử phân ủ Bạn có thể kiểm tra độ ẩm khi tự làm phân hữu cơ tại nhà thông qua việc kiểm tra bằng tay, sao cho phân không được quá ướt.
  Nếu bóp mạnh thấy nước rỉ ra ngoài tay thì thừa nước, còn khi bạn bóp thấy phân ủ dính chặt thì độ ẩm đạt yêu cầu.
Nếu không có nước hoặc nắm chặt lại, phân hữu cơ có dạng  hình tròn thì lượng nước trong đống ủ là vừa đủ.
 Khi đống ủ phân hữu cơ quá khô : tưới nước lên trên phân ủ và đảo trộn phân, làm cho nước ngấm vào phân ủ. Hãy cho từng chút một và kiểm tra lượng nước cho vừa đủ Nếu  phân hữu cơ quá ướt thì chúng ta có thể thêm nguyên liệu khô như cỏ khô, rơm rạ Vậy là chỉ sau 30 ngày phân sẽ phân hủy thành phân compost. Không quá khó đúng không các bạn?

 Bước 6: Đem bón cho cây
 - Khi thấy phân hữu cơ của mình có những đặc điểm sau thì có nghĩa phân ủ đã phân hủy hoàn toàn: Phân hữu cơ nhìn thấy chuyển sang màu nâu; Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn, trong trường hợp nếu là mùn cưa, gỗ thì sẽ thành dạng hình sợ; Phân hữu cơ có mùi đất.

- Bạn bắt đầu đem đi bón cho cây bằng hình thức: Bón phân hữu cơ mà bạn đã ủ xung quanh gốc cây trong quá trình trồng cây; Bạn có thể trộn phân hữu cơ với đất trước khi gieo trồng. Vậy là đã hoàn thành xong 6 bước làm phân hữu cơ tại nhà cho bạn rồi.

                                                                ST.



Read More